Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trước tình hình nuôi cá lồng và cá tự nhiên tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế bị chết bất thường, chiều 21.4 Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã có công văn số 3179 đề nghị UBND các tỉnh ven biển chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai xử lý cá chết, phối hợp các cơ quan chuyên môn Trung ương lấy mẫu để xác định nguyên nhân, đồng thời thống kê thiệt hại, khôi phục sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Cá chết đổ thành đống ở bờ biển Quảng Bình.
Đối với việc xử lý cá chết, Bộ NNPTNT yêu cầu các địa phương nghiêm cấm người dân sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức. Khẩn trương tổ chức thu gom cá chết và tiêu hủy theo quy định để hạn chế ô nhiễm môi trường. Tổ chức tuyên truyền để người dân yên tâm, không hoang mang, hướng dẫn người dân phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác trên biển và cá nuôi; yêu cầu người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong công văn, Bộ NNPTNT cũng đề nghị các địa phương cử cán bộ có chuyên môn liên quan phối hợp với các đoàn công tác của Bộ NNPTNT và các cơ quan Trung ương lấy mẫu, xét nghiệm, xác định nguyên nhân cá chết, đề xuất các biện pháp khắc phục và thông báo kịp thời để người dân biết.
Bên cạnh đó các địa phương cần nhanh chóng thống kê báo cáo tình hình hải sản bị thiệt hại, thu gom, xử lý, trong đó có số lượng thủy sản nuôi bị thiệt hại. Chủ động bố trí kinh phí địa phương để xử lý, áp dụng các chính sách để hỗ trợ khắc phục hậu quả theo quy định.
Lãnh đạo các địa phương cần chỉ đạo cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản hướng dẫn người nuôi thường xuyên theo dõi các đối tượng nuôi thủy sản để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất lợi của môi trường nuôi; tạm thời chưa thả giống, không lấy nước vào bè nuôi, ao đầm nuôi ven biển vùng bị thiệt hại trong khi chờ xác định nguyên nhân; chuẩn bị tốt con giống, vệ sinh lồng bè, ao đầm nuôi; chú trọng quan trắc môi trường và chất lượng nước kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường trước khi cấp nước vào các ao/đầm nuôi trồng thủy sản.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.