Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo báo cáo của Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg tháng 2/2021 về phê duyệt đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2023, định hướng đến năm 2030”, từ năm 2021-2024, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ đơn vị thuộc Bộ, đẩy mạnh cung cấp thông tin phân tích và dự báo thị trường nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiêu thụ nông sản trong nước.
Thông tin về thị trường tiêu thụ nông sản trên các phương tiện truyền thông; Bồi dưỡng kiến thức kinh doanh và các quy định pháp luật liên quan đến thương nhân trong kinh doanh nông sản cho các chủ trang trại, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Bộ Công Thương cũng bồi dưỡng kiến thức thương mại cho các giám đốc hợp tác xã tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ yếu của khu vực nông thôn.
Các nhiệm vụ này, bước đầu đã cung cấp thông tin thị trường, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng tham gia kinh doanh nông sản, góp phần phát triển thị trường nông sản hiệu quả, bền vững.
Về kết quả, Bộ Công Thương đã chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng gần 3.400 chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản, truy xuất nguồn gốc nông sản cho 26 địa phương, các địa phương được cấp hơn 16.400 mã truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng.
Đối với kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm, đã tổ chức 22 hội nghị và giúp 11 địa phương áp dụng triển khai đưa sản phẩm nông nghiệp của địa bàn lên giới thiệu ở các trang thương mại điện tử.
Liên quan đến đề án phát triển thị trường trong nước và cuộc vận động Người Việt ưu tiên tiêu dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025, Bộ Công Thương cho biết hàng năm cơ quan này phê duyệt các dự án, nhiệm vụ thực hiện Đề án chú trọng đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho nông sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, tham gia tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, thiết lập các địa điểm bán hàng Việt Nam cố định, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước.
Về việc bình ổn giá cả, góp phần tiêu thụ thị trường nông sản với giá cả ổn định trong mọi tình huống như thiên tai, dịch bệnh, Bộ Công Thương nhấn mạnh đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp để thực hiện các chương trình bình ỏn thị trường gái cả, góp phần tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Theo cơ quan này, việc triển khai các chương trình vừa thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, vừa tạo điều kiện để gắn kết các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ với nông dân. Qua đó, giúp nông dân yên tâm sản xuất đầu ra tiêu thụ ổn định.
Bộ Công Thương nhấn mạnh, qua chương trình này, nhiều địa phương cùng doanh nghiệp đã chủ động tạo nguồn hàng bình ổn theo hướng xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm, giảm khâu trung gian, tạo nguồn hàng ổn định, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý.
Với việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ nêu trên đã góp phần hỗ trợ và mở rộng thị trường, tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước, nước ngoài, hạn chế rủi ro về giá.
Đồng thời, tìm kiếm đầu ra ổn định, bền vững cho thị trường nông sản, hạn chế tối đa tình trạng “được mùa mất giá, được giá, mất mùa” góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất nông sản.
Liên quan đến xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, Bộ Công Thương khẳng định đây luôn là ưu tiên của Bộ trong thời gian qua. Theo đó, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ, các địa phương chủ động triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại, xúc tiến tiêu thụ hàng hoá nông sản, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển sản phẩm, mở thị trường trong nước và quốc tế cho các mặt hàng, sản phẩm chủ lực, tiền năng xuất khẩu của địa phương, vùng miền, quốc gia.
Theo Bộ Công Thương, năm 2024 cơ quan này đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông sản.
Trong đó làm tốt công tác cung cấp thông tin thị trường xuất khẩu, trong đó đưa tin về chính sách thương mại của các nước; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với sản phẩm nhập khẩu; nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của các thị trường mục tiêu, thông tin dự báo về những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Hiện, Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến Thương mại làm đầu mối phối hợp với các Thương vụ và đơn vị liên quan trong Bộ Công Thương, Bô Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức các hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.
Về kết quả, theo Bộ Công Thương, cơ quan này đã tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại cho vải thiều Thanh Hà - Hải Dương tháng 5/2024; hội nghị thông tin về cơ hội và thách thức trong xuất khẩu nông thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc tại Bến Tre (6/2024); Hội nghị kết nối xuất khẩu nhãn và sản phẩm nhãn sang Nhật Bản tại Hưng Yên tháng 8/2024.
Hàng loạt các chương trình như kết nối doanh nghiệp xúc Trung Quốc tham gia xúc tiến xuất nhập khẩu hàng hoá nông sản ở Bến Tre. Thúc đẩy đưa hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi siêu thị quy mô lớn tại Tây Á - châu Phi như chuỗi Lulu, Carrefour SA, Migros, Macro Centre hay Choithram…
Mời các đoàn tham gia mua hàng, nhà phân phối thuộc khu vực thị trường châu Á -châu Phi tham dự các triển lãm kết nối chuỗi nông sản Việt Nam và khảo sát cung ứng nông sản ở Hưng Yê, Khánh Hoà, Long An trong tháng 6/2024.
Bộ Công Thương cũng làm việc với cơ quan quản lý thực phẩm Singapore để thảo luận thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sang thị trường này, đơn cử như thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gà, gạo…
Bên cạnh đó, hỗ trợ các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các thông tin liên quan đến FTA, tiếp cận các thị trường, hợp tác các mạng lưới phân phối lớn.
Bộ Công Thương khẳng định, trong 2 năm qua, Bộ NNPTNT cùng Bộ Công Thương nỗ lực đàm phán thành công việc mở cửa thị trường cho thêm 2 loại trái cây tiềm năng của Việt Nam vào Hoa Kỳ đó là bưởi và dừa (bỏ vỏ), mở ra cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Liên quan đến đào tạo, hỗ trợ nông dân, hợp tác xã về thương mại điện tử, Bộ Công Thương khẳng định hằng năm thường xuyên mở các khoá tập huấn các tỉnh, thành phố trên cả nước về kỹ năng kinh doanh, xúc tiến thương mại trên nền tảng số, thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tại địa phương.
Tính trong năm 2024, đã triển khai hơn 15 khoá tập huấn, hướng dẫn trực tiếp cho doanh nghiệp, hợp tác xã về cách thức bán hàng trực tiếp (livestream), xây dựng gian hàng thương mại điện tử, giúp họ thực hành thao tác bán hàng trực tiếp, xây dựng các video quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Bộ Công Thương cho biết, qua hoạt động này đã hỗ trợ, thúc đẩy thu hẹp khoảng cách giữa thành phố và các địa phương về ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại; nâng cao trình độ sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trên điện thoại thông minh, cách thức tham gia thị trường thương mại điện tử để quảng bá hình ảnh sản phẩm, sản lượng, tiêu chuẩn… nâng tầm thương hiệu nông sản Việt Nam.
Bộ Công Thương khẳng định, cơ quan này phối hợp thường xuyên với các nền tảng số như Tiktok, Alibaba để tạo lập các gian hàng quốc gia Việt Nam trên các nền tảng này để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia xuất khẩu qua nền tảng xuyên biên giới.
Báo cáo của Bộ Công Thương khẳng định, tính đến nay, Việt Nam đã mở thành công “Gian hàng quốc gia Việt Nam - Vietnam Pavilion” trên sàn Alibaba.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.