Bộ trưởng Bộ Tài chính: Các địa phương chưa kiểm soát chặt nợ công

Lương Kết - Ngọc Lê Thứ năm, ngày 30/10/2014 19:58 PM (GMT+7)
Dư nợ công tăng nhanh, đến cuối năm 2015 đã sát giới hạn được Quốc hội phê duyệt. Cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững, mặc dù cơ cấu các khoản vay trong nước tăng lên trong những năm gần đây nhưng chủ yếu là ngắn hạn.
Bình luận 0

 Vốn ngắn hạn đầu tư dự án dài hạn

Trong phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, nhiệm vụ năm 2015 (chiều 30.10), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có phần giải trình thêm về vấn đề nợ công.

img Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Nói về những tồn tại, hạn chế trong vấn đề nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Trong năm qua, chúng ta đã phải phát hành trái phiếu để đảo nợ để trả nợ khi đến hạn, cụ thể năm 2012 là 20 nghìn tỷ đồng, năm 2013 là 40 nghìn tỷ đồng, năm 2014 trong dự toán dự kiến là 77 nghìn tỷ đồng, nến như thu ngân sách vượt lên theo số báo cáo của Quốc hội thì bố trí vào tăng thêm để trả nợ thì số đảo nợ sẽ giảm đi, còn số dự kiến trong năm 2015 là 130 nghìn tỷ đồng. 

Cũng theo Bộ trưởng Dũng, vấn đề tồn tại, hạn chế tiếp theo là áp lực huy động vốn hàng năm rất lớn, chi phí huy động vốn cao. Việc sử dụng các khoản vốn ngắn hạn cho các đầu tư dài hạn phát sinh rủi ro, làm cho nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, tạo áp lực bố trí nguồn trả nợ. Nghĩa vụ trả nợ của ngân sách nhà nước có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là trong những năm tới. Một số dự án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, dự án được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài thực hiện không hiệu quả, không trả được nợ làm phát sinh nghĩa vụ nợ dự phòng hoặc phải thay đổi tái cơ cấu tài chính chuyển sang cơ chế Nhà nước đầu tư vốn làm tăng chi trả nợ trực tiếp của Chính phủ.

Công tác phối hợp giữa bộ ngành địa phương, chủ dự án trong việc quản lý tổng hợp báo cáo nợ công còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ. Việc quản lý nợ của chính quyền địa phương chưa được kiểm sát chặt chẽ, đồng bộ nhất quán, chưa có chế tài xử lý với những trường hợp vi phạm trong việc huy động vốn của chính quyền địa phương.

ODA thúc đẩy... nợ công

Trước đó, sáng 30.10, đã có 27 ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu ý kiến thảo luận về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội (KTXH) 2014-2015 trong đó rất nhiều ý kiến đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình nợ công tăng nhanh.

Nói về nợ công, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần sớm có giải pháp hạn chế, thậm chí chấm dứt tình trạng phụ thuộc vào vốn vay ODA. ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) cho rằng, việc tiếp nhận và triển khai các dự án ODA phải rất cẩn trọng, có một nguyên tắc trong sử dụng vốn ODA, đó là không vay ODA để chi thường xuyên, bởi nếu làm thế sẽ gây áp lực lên nợ công và áp lực trả nợ của con, cháu chúng ta sau này.

Đồng tình với quan điểm của ĐB Tiên, ĐB Nguyễn Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng: “Qua hơn 20 năm, chúng ta đã thu hút được nguồn vốn ODA khoảng 78 tỷ USD, đây là thành công lớn, song cũng trên thực tế cũng phát sinh nhiều vụ tiêu cực, điển hình như vụ PMU18, vụ Huỳnh Ngọc Sỹ, JTC… Có điều tất cả các vụ việc này đều do phía nước ngoài phát hiện”. Chính vì thế, ĐB Nga đề nghị, QH cần tăng cường giám sát nguồn vốn này, cụ thể là cần ban hành Luật Quản lý sử dụng vốn ODA”.

ĐB Nga cũng cho rằng, có nhiều nơi cán bộ cứ nhầm tưởng ODA là vốn cho không, đây là một sự nhầm lẫn rất lớn, thực tế ODA là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ công. Do vậy, chúng ta không thể mãi lệ thuộc vào ODA, bởi bất kỳ một quốc gia nào lệ thuộc vào ODA tức là thất bại trong phát triển KT-XH.

“Chúng ta phải có một lộ trình để chấm dứt lệ thuộc vào ODA, vì nếu quá lạm dụng vào ODA sẽ để lại nhiều hệ lụy. Như Hàn Quốc, người ta đã đặt ra mục tiêu chấm dứt lệ thuộc vào ODA trong 20 năm và “tốt nghiệp” hoàn toàn ODA trong 30 năm và họ đã làm được điều này”- bà Nga cho biết.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem