Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, theo chức năng quản lý nhà nước, vấn đề quy hoạch đường cao tốc thuộc Bộ GTVT. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ đầu tư lựa chọn dự án nào? đầu tư theo giai đoạn nào? quy hoạch ra sao? do bộ GTVT quyết định.
"Bộ KHĐT trên cơ sở ý kiến của Bộ GTVT sẽ cân đối nguồn lực", ông Dũng cho hay. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đầu tư cao tốc phụ thuộc rất nhiều vấn đề như quy hoạch, nguồn lực, giải phóng mặt bằng...
Nguyên nhân có thể ở phía Bắc khoảng cách địa lý cách xa nhiều, nhu cầu làm đường cao tốc cấp bách hơn. Bên cạnh đó, chi phí giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư từ xã hội để thực hiện BOT dễ hơn.
"Trong khí khu vực phía Nam ngược lại, có khoảng cách địa lý gần, sử dụng được quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống sông rạch, nền yếu hơn, chi phí cao hơn... nên chưa được tập trung ưu tiên trong giai đoạn vừa qua cũng như quy hoạch đã đề ra", ông Dũng nói.
Bộ trưởng KHĐT nhấn mạnh, quan trọng nhất là giải pháp trong thời gian sắp tới chúng ta đã tập trung đầu tư cho ĐBSCL ở giai đoạn 2011- 2025 rất cao. Trong đó có tuyến cao tốc hoàn thành trong năm 2025 từ TP. HCM - Cà Mau.
Hiện nay, chúng ta đang làm cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và chuẩn bị khởi công Mỹ Thuận - Cần Thơ. Sắp tới sẽ là hoàn thành hồ sơ thủ tục của tuyến Cà Mau - Bạc Liêu và Bạc Liêu - Cần Thơ.
"Đây là tuyến quan trọng nhất mà chắc chắn chúng ta phải hoàn thành trong giai đoạn 2012- 2015", ông Dũng thông tin thêm.
Liên quan đến nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, đường cao tốc của cả nước khu vực phía Nam rất ít. Ví dụ, từ TP. HCM đi về 13 tỉnh ĐBSCL chỉ có 40km.
Tuy nhiên, hiện nay bắt đầu đang được đầu tư tăng thêm. Nên chỗ nào lưu lượng xe đông, hàng hóa đi lại nhiều thì đó là vấn đề thực hiện quy hoạch.
"Tiền có bao nhiêu đó thôi, quy hoạc rõ rồi, cái nào làm sao, cái nào cấp bách thì yêu cầu Bộ KHĐT, Bộ GTVT chú ý tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội nêu ý kiến.
Cũng trong buổi chất vấn sáng 10/11, trả lời câu hỏi đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) về giải pháp đầu tư hạ tầng thủy sản, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết hạ tầng thủy sản, các cảng cá và khu tránh trú bão là vấn đề quan trọng và rất có ý nghĩa với ngư dân. Nó có thể kịp thời cung cấp, nâng cao chất lượng thủy hải sản sau khi đánh bắt, hỗ trợ người dân về nhu yếu phẩm, xăng dầu, đảm bảo an toàn cho người dân khi tránh trú bão và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ông thừa nhận việc đầu tư hạ tầng thủy sản vừa qua còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân có nhiều, nhưng theo ông Dũng vì giai đoạn này chúng ta đang phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như thanh toán nợ đọng, thanh toán các dự án chuyển tiếp… Vì vậy, các cảng cá bố trí trong kế hoạch chưa đủ tiền làm.
Giải pháp được ông Dũng đề cập là trong nguyên tắc phân bổ vốn đã đưa vấn đề này vào, dự kiến đầu tư 170 dự án với 4.370 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025. Với các cảng cá, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng địa phương cần tha gia đầu tư bằng ngân sách. Còn các hệ thống tránh trú bão và hạ tầng hải sản xa bờ thì đây là vấn đề mang tính liên vùng.
Bộ KH&ĐT cùng Bộ NN&PTNT xác định giai đoạn tới có 2 lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư là an ninh nguồn nước, liên thông, đảm bảo an toàn hồ đập và đầu tư các khu tránh trú bão, cảng cá và hạ tầng thủy sản.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.