Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 12/8, Bộ GD-ĐT tổ chức trực tuyến Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học. Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, ngành giáo dục cần chuyển trạng thái để thích ứng, giảm thiểu các tổn thương, tác động tiêu cực đến giáo dục.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình, SGK mới dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn đạt kết quả khả quan.
Năm học 2021-2022, dịch bệnh tiếp tục đặt ra những thách thức lớn đối với quốc gia, xã hội trong đó có ngành GD-ĐT. Tình hình ở các địa phương trong cả nước rất khác nhau, có nơi đang yên bình nhưng cũng có nơi trong phải chống chọi với dịch Covid-19 để hạn chế các tác động.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói rằng, năm học mới 2021-2022 xác định tinh thần chung là triển khai năm học trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát diễn biến phức tạp, khó lường. Trước mắt, các địa phương tập trung các biện pháp để chuyển trạng thái của ngành giáo dục thích ứng với bối cảnh của dịch bệnh, nhằm hạn chế tác động tiêu cực, giảm mức độ tổn thương của ngành giáo dục trước dịch bệnh, đảm bảo môi trường trường học an toàn.
Bộ trưởng yêu cầu người quản lý giáo dục phải nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ với tính thực tiễn vì kinh tế xã hội đang đặt trước nhiều thách thức khó khăn. Những khó khăn này sẽ tác động sâu sắc đến thực tế dạy học.
Trong đó, xác định học sinh tiểu học là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do các em nhỏ tuổi. Những bậc học khác có thể chuyển sang dạy học trực tuyến thì học sinh tiểu học, nhất là đầu cấp cần có cảm nhận trực quan, sinh động, tương tác trực tiếp mới đạt hiệu quả cao.
Nếu dịch được kiểm soát các ngành kinh tế có thể sớm khắc phục, nhưng nếu giáo dục bị tổn thương, sẽ mất thời gian dài để khắc phục. Do đó cần chuẩn bị giải pháp ứng phó, giảm thiểu tiêu cực.
Bộ trưởng cũng yêu cầu xác định năm học mới, việc dạy học trực tuyến không còn ở thế tạm thời nữa mà phải xác định dịch Covid-19 là câu chuyện lâu dài để thích ứng. Chất lượng dạy học trong bối cảnh mới đòi hỏi người thầy phải tâm huyết, linh hoạt, phát huy tính chủ động tối đa để đạt được mục tiêu về chất lượng.
Ông cũng yêu cầu các địa phương từ khung chương trình thời gian năm học mới mà Bộ GD-ĐT đã ban hành, áp dụng linh hoạt, chủ động xây dựng kế hoạch của đơn vị mình. Làm sao, tận dụng thời gian vàng để dạy trực tiếp. Trực tuyến có sức mạnh, phát huy được tác dụng nếu chuẩn bị tốt, tuy nhiên dạy trực tiếp vẫn là quan trọng nhất, phải tận dụng thời gian cho việc này.
"Địa phương cần xây dựng kế hoạch dạy học các nội dung cốt lõi, căn bản trong thời gian học sinh học trực tiếp được. Sau đó may mắn dịch ổn định, các nhà trường dạy rộng, mở rộng ra nếu phải chuyển sang dạy học trực tuyến thì củng cố, bổ sung các nội dung phù hợp. Như vậy đây là sự chuyển trạng thái về cách thức thực hiện nội dung chứ không cứng nhắc nội dung này phải dạy ở tuần này, nội dung kia ở tháng khác nữa", Bộ trưởng nhận định.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: "Trước đây, ngành giáo dục mất nhiều năm để xây dựng thói quen theo kế hoạch đồng bộ cả nước, trong bối cảnh dịch bệnh nếu cứng nhắc sẽ lại thất bại. Do đó, phải linh hoạt trong thực hiện chương trình và triển khai thực hiện nội dung, dựa theo đầu ra và tính cốt lõi, đến phạm vi từng trường, từng quận, huyện".
Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Tiểu học được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 1 điểm cầu tại Bộ GD-ĐT, 63 điểm cầu tại Sở GD-ĐT và hơn 815 điểm cầu tại Phòng GD-ĐT và một số trường tiểu học.
Một số nhiệm vụ cụ thể của giáo dục tiểu học trong năm học mới được Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý gồm: Rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp học, quan tâm đến các đối tượng chính sách, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục; chủ động xây dựng kịch bản triển khai năm học phù hợp với thực tiễn địa phương; quan tâm nhiều hơn nữa đội ngũ giáo viên; tiếp tục quan tâm đến đổi mới phương pháp, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; quyết tâm thực hiện chuẩn hóa trong giáo dục; đổi mới công tác quản lý giáo dục.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.