Thưa Bộ trưởng, dự thảo Luật Dược (sửa đổi) trình Quốc hội lần này sẽ khắc phục được những bất cập gì hiện nay về thuốc?
Luật Dược (sửa đổi) sẽ khắc phục, hạn chế được nhiều bất cập của Luật hiện hành và thích ứng với tình hình mới. Đối với doanh nghiệp dược, một số thủ tục đầu tư, sản xuất, kinh doanh, buôn bán… sẽ được đơn giản hoá. Người dân được tiếp cận với thuốc mới, thuốc tốt dễ dàng hơn với giá cả hợp lý hơn và chất lượng cũng sẽ tốt hơn. Thuốc sử dụng trong khám chữa bệnh cũng được quản lý chặt chẽ hơn để tránh kháng thuốc, tránh lạm dụng thuốc.
Công nghiệp dược, đặc biệt là dược liệu, nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu, thuốc đông y sẽ được khuyến khích phát triển, đặc biệt là thuốc nội vì luật này gắn với luật đấu thầu và luật giá để khuyến khích thuốc Việt Nam sản xuất. Bộ Y tế cũng đã phát động chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam. Kết quả đấu thầu vừa qua, cơ quan BHXH cũng thông báo là tỷ lệ thuốc nội đã tăng gấp đôi, giá và chi phí bảo hiểm y tế cho thuốc đã giảm từ 30-35%. …
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trình Luật Dược (sửa đổi) trước Quốc hội
Hiện này có tình trạng cùng loại thuốc nhưng có nhiều mức giá khác nhau. Luật Dược (sửa đổi) có quy định gì để khắc phục thưa Bộ trưởng?
Việc quản lý giá hiện được thực hiện rất công khai minh bạch theo các luật hiện hành là luật về giá, luật đấu thầu và theo Nghị định Hướng dẫn về đấu thầu thuốc.Việc đấu thầu thuốc sẽ có một số nội dung chính sửa đổi là ưu tiên cho thuốc gốc, thuốc nội; Đấu thầu tập trung ở cấp quốc gia và có một số thuốc tập trung ở cấp tỉnh và sẽ ban hành danh mục thuốc tập trung đấu thầu cấp quốc gia, cấp ở địa phương.
Về cơ quan quan lý giá, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý giá. Tuy nhiên phân công rõ ràng trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan để thực hiện đúng luật đấu thầu và luật giá. Thay vì sử dụng tuân theo luật phải kê khai niêm yết giá mà mặt bằng giá ngang với các nước có cùng trình độ y tế, kinh tế tương đương không khả thi, chúng ta phải tuân theo hai hình thức, một là theo thị trường. Thứ hai là quản lý giá một cách công khai, minh bạch với thuốc mà do ngân sách nhà nước cấp. Hình thức này sẽ công khai, minh bạch, tập hợp được để bảo đảm cung ứng đủ chất lượng và giá cả chấp nhận được, và nó hội nhập với các quy định hiện nay của các nước về quy trình quản lý giá và đấu thầu thuốc.
Tình trạng hiện nay, việc mua thuốc dễ như mua rau ngoài chợ, không cần đơn thuốc, Bộ trưởng có suy nghĩ gì?
Đúng là hiện nay có thực trạng là mua thuốc không cần đơn tại tất cả các toa thuốc mặc dù Luật đã quy định bán thuốc theo toa và mua thuốc không có toa và đã có quy định về quy tắc thực hành các nhà thuốc. Tuy nhiên, có mấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng ghi toa thuốc tràn lan và người dân tự tiện mua thuốc không có ghi toa.
Thứ nhất, người dân muốn đơn giản, họ không muốn đi khám bệnh. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu của mình chưa thể bao phủ đến hết người dân cho nên nhiều người dân mỗi khi có bệnh đều đến các hiệu thuốc tự mua thuốc.
Thứ hai quy định các nhà thuốc đạt chuẩn "thực hành tốt nhà thuốc" khi bán hàng thuốc không thực hiện nghiêm luật bán hàng theo toa.
Thứ ba, cán bộ y tế, thầy thuốc cũng ghi toa một cách tương đối dễ dàng, có thể là ghi 1,2, 3 thuốc cần phải chỉ định chặt chẽ. Tình trạng này sẽ dẫn đến nguy hiểm, nhất là có thể dẫn đến kháng thuốc, kháng kháng sinh.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ lại tiếp tục ban hành quy định về bán thuốc cần phải có toa ở các quầy thuốc bán lẻ. Thứ hai là kiểm tra gắt gao, chỉ đạo các địa phương, Sở y tế, các cơ quan thanh tra các địa phương thanh tra các cơ sở bán thuốc lẻ, tuyên tuyền rộng rãi đến người dân phải mua thuốc theo đơn, nếu không rất ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.