Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội sẽ đánh giá lại chương trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 24/2016/QH14. Hãy cùng nhìn kết quả tái cơ cấu nền kinh tế qua những con số do Dân Việt tổng hợp.
Hai trong bảy mục tiêu cụ thể về cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2020 là tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD đến năm 2019 đã hoàn thành.
Tổng cục Thống kê cho hay, tăng trưởng của nền kinh tế khởi sắc trong quý III là các nhân tố tác động tích cực đến kết quả thu, chi ngân sách Nhà nước tháng 10/2020.
Tỷ lệ nợ công Việt Nam trong năm 2018 đã giảm xuống dưới 60% GDP, ở mức 58,4% GDP, mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Theo tính toán, với quy mô kinh tế năm 2018 khoảng 5,5 triệu tỷ đồng, nợ công ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ thì bình quân mỗi người dân Việt Nam gánh hơn 32 triệu đồng nợ công năm 2018.
“Hiện có khoảng 50 triệu chiếc xe máy, 2 triệu chiếc ô tô đang lưu thông trên đường mỗi ngày. Bộ Tài chính có phân loại mức độ độc hại và lượng khi thải đối với từng sản phẩm ô tô, xe máy không? Nếu đánh đồng tất cả cùng chịu một mức phí là không công bằng, trong khi muốn áp dụng một sắc thuế, phí, người làm chính sách phải tính toán tới yếu tố công bằng”, PGS. TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.
"Quản ngân khố quốc gia thế nào?" là câu hỏi ai cũng muốn có câu trả lời, nhất là trong bối cảnh nợ công ngày càng cao. Cụ thể, giai đoạn 2011 -2015, nợ công tăng bình quân mỗi năm là 18,4%. Đến 2016 tăng 15% và 2017 là 9%. Điều đáng nói, trong cơ cấu ngân sách, chi thường xuyên bao giờ cũng chiếm tỷ lệ chính, ví như năm 2018 chiếm 72,8%.
Câu chuyện quản lý thu chi ngân sách luôn là vấn đề được dư luận quan tâm và là bài toán đau đầu của Bộ Tài chính. Đặc biệt trong thời gian gần đây, mỗi lần công bố con số nợ công, theo tính toán, tăng thêm khoảng 300.000 tỷ đồng/năm và cùng với đó là những đề xuất tăng thuế gây tranh cãi của Bộ Tài chính.
Theo Kiểm toán Nhà nước, số chi trả nợ lãi năm 2019 là 124.800 tỷ đồng, chiếm 7,6% tổng chi NSNN, tăng 12.300 tỷ đồng so với dự toán năm 2018. Còn con số dự kiến trả nợ gốc năm 2019 là 197.000 tỷ đồng, trong đó nghĩa vụ trả nợ gốc của Chính phủ khoảng 182.000 tỷ đồng gây áp lực lớn tới ngân sách năm 2019.