Các thời kỳ bón phân chính và liều lượng tỷ lệ các dưỡng chất được chia như sau:
- Bón lót: Khi bừa đất lần cuối hoặc trước sạ 1 ngày. Bón lót nhằm phục hồi sức khỏe đất và cân bằng lại các chất dinh dưỡng bị mất đi từ vụ canh tác trước đó. Bón lót nhằm kích thích bộ rễ phát triển sớm giúp cây lúa cứng cáp và tăng khả năng hút dinh dưỡng ngay từ sớm, tích lũy đủ dinh dưỡng cho giai đoạn tiếp theo. Liều lượng kỳ bón này như sau: 20% N + 70% P205 + 10% K20. Cụ thể trên mỗi ha, nếu bón phân đơn: 43,5kg urê + 263kg phân lân nội địa (Super phosphate Lâm Thao, Long Thành hoặc lân nung chảy Văn Điển, Ninh Bình) + 7,5kg KCl. Nếu sử dụng phân DAP và urê thì lượng bón trên mỗi ha như sau: 91,5kg DAP + 8,0kg urê + 7,5kg KCl.
|
Kỹ thuật tốt sẽ giảm bớt khó khăn cho canh tác lúa vùng Nam Trung Bộ. |
- Bón thúc: Đợt 1 sau sạ từ 7 – 10 ngày. Bón thúc lần này giúp cây lúa tăng trưởng nhanh hơn (tăng chiều cao và sinh khối của bộ rễ). Liều lượng như sau: 30% N + 20% K20. Cụ thể trên mỗi ha, nếu bón phân đơn: 65kg urê + 15kg KCl.
Bón thúc đợt 2 sau sạ từ 18 – 22 ngày. Bón thúc lần này giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh và tập trung sẽ hạn chế nhánh vô hiệu, tăng số nhánh hữu hiệu (đạt tiêu chuẩn số bông tối thích trên một đơn vị diện tích đất). Liều lượng và tỷ lệ như sau: 40% N + 30% K20. Cụ thể trên mỗi ha cần bón 87kg urê và 22,5kg KCl
Bón thúc đợt 3 khi lúa đã được 40 - 45 ngày tuổi. Giai đoạn này cây lúa có nhu cầu về phân lân (P) cao để hình thành đòng. Giai đoạn này quyết định số hạt trên bông lúa (Số hạt tối ưu trên một bông lúa, là một trong các yếu tố cấu thành năng suất. Liều lượng và tỷ lệ như sau: 10% N + 30% P205 + 40% K20. Cụ thể trên mỗi ha, nếu bón phân đơn, sẽ cần 22kg urê + 113kg lân nội địa + 30kg KCl. Nếu bón theo DAP thì bón 40kg DAP + 6,5kg urê + 30kg KCl/ha. Nếu bón theo NPK thì mỗi ha bón 100kg NPK loại (10-18-18).
TS Nguyễn Đăng Nghĩa (Trung tâm Nghiên cứu Đất – Phân bón & Môi trường phía Nam)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.