Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa vụ xuân (áp dụng ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ)

Thứ hai, ngày 17/02/2014 11:59 AM (GMT+7)
Trong các biện pháp liên hoàn thâm canh lúa vụ xuân thì phân bón - trong đó các yếu tố dinh dưỡng, liều lượng và cách bón có vai trò quyết định sức khỏe của cây lúa, sức đề kháng sâu bệnh và tăng năng suất, chất lượng lúa gạo, đồng thời nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
Bình luận 0
- Các nghiên cứu khoa học về bón phân cho cây lúa cho thấy, để đạt năng suất bình quân 8 tấn thóc/ha, cây lúa lấy đi từ đất khoảng 145kgN; 60kg P2O5; 150kg K2O, 250kg SiO2, 23kg MgO, 20kg CaO, 5kg S, 2kg Fe, 200g Zn, 150g B và 150g Cu trên mỗi ha.

Như vậy thực tế cây lúa không chỉ cần 3 chất dinh dưỡng là đạm (N) lân (P2O5), kali (K2O) mà còn cần silic nhiều hơn cả đạm, magiê (MgO), vôi (CaO), lưu huỳnh (S) với số lượng đáng kể, đồng thời các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), sắt (Fe) và đồng (Cu).

img

Qua khảo sát thực tế lúa vụ xuân ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ cho thấy, ở địa phương nào bà con nông dân sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã giải quyết được 3 vấn đề lớn tồn tại trong sản xuất lúa hiện nay là: Giảm thiểu sâu bệnh gây hại, giảm thuốc trừ sâu, giảm lúa đổ ngã khi gặp mưa dông và năng suất lúa ngày càng tăng.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa khác biệt các loại phân bón NPK thông thường ở chỗ: Ngoài các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK) giống như các loại phân bón NPK thông thường, Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển còn có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng trung lượng như: Silic, magiê, can xi, lưu huỳnh chiếm tỷ lệ lớn trong phân bón, đồng thời các chất vi lượng kẽm, bo, sắt, đồng cũng rất cân đối.

Bón phân NPK Văn Điển tức là đồng thời cung cấp đầy đủ một lúc 13 yếu tố dinh dưỡng cho cây lúa. Tất cả các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón NPK Văn Điển đều được cây lúa hấp thụ dễ dàng và hầu như không bị rửa trôi trong nước.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa có các loại: NPK 6.11.2 và NPK5.10.3 dùng để bón lót trước khi cấy hoặc gieo sạ. NPK 16.5.17 dùng để bón thúc với hàm lượng các chất dinh dưỡng trong các loại phân trên như sau:

- NPK 6.11.2 (N = 6%; P = 11%; K = 2%; MgO = 10%; SiO2 = 15%; CaO = 20%; S = 2% và các chất vi lượng: Zn, B, Fe, Cu... tổng dinh dưỡng 66%.

- NPK 5.10.3 (N = 5%; P = 10%; K = 3%; MgO = 8%; SiO2 = 15%; CaO = 15%; S = 1% và các chất vi lượng: Zn, B, Fe, Cu... tổng dinh dưỡng 58%.

- NPK 16.5.17 (N = 16%; P = 5%; K = 17%; MgO = 5%; SiO2 = 7%; CaO = 8%; S = 1% và các chất vi lượng: Zn, B, Fe, Cu... tổng dinh dưỡng 59%.

Với cách bón trước khi cấy hoặc trước khi gieo sạ hàng, mỗi sào Bắc Bộ 360m2 được bón từ 20-25kg NPK6.11.2 hoặc sử dụng loại NPK5.10.3. Sau khi cấy khoảng 2 tuần khi lúa ra lá mới (lá nõn chuối) thì bón thúc 12-15 kg NPK 16.5.17, đối với lúa gieo sạ hàng thì được bón thúc ngay khi lúa có 3-4 lá.

- Với chủng loại và cách bón như trên, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã cung cấp đầy đủ cân đối tất cả các yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa cần trong suốt thời gian sinh trưởng. Vì vậy cây lúa khỏe phát triển nhanh cân đối, đẻ nhánh gọn, cứng cây, dày lá, lá xanh sáng, các đối tượng sâu bệnh gây hại như cuốn lá nhỏ, rầy nâu, đạo ôn giảm 70-80% trên đồng ruộng.

Khi thu hoạch, lá đòng vàng như lá gừng, lúa cứng cây không đủ ngã, hạt mẩy, vỏ hạt thóc sáng, năng suất cao, đặc biệt người trồng lúa giảm sử dụng thuốc trừ sâu, giảm công chăm bón và tăng thu nhập do lúa đạt năng suất cao và chất lượng tốt.
P.V (P.V)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem