Loại phân tốt nhất cho ruộng chua, phèn
Quy trình phèn hóa xảy ra chủ yếu ở vùng đồng bằng ngập nước ven biển. Đất phèn đặc trưng bởi hàm lượng S trong đất, đất chua nhiều, Al3+ di động, pH ≤ 3.5, nghèo lân dễ tiêu. Chua phèn, do độ chua cao và có nhiều chất độc hại nên ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng nói chung, trong đó có lúa.
Tuy vậy do nhận thức chưa đầy đủ nên nông dân nhiều nơi vẫn sử dụng một số loại phân có tính chất chua và có tỷ lệ chất S cao, bón nhiều đạm urê, phân NPK có chứa chất S, khiến đất bị nhiễm chua phèn ngày càng lớn, gây hại cho cây trồng.
Đất chua, phèn huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) được nông dân chữa đúng bệnh bằng cách bón phân lân Văn Điển hoặc phân NPK Văn Điển. Ảnh: Tư liệu
Kết quả nhiều thí nghiệm của các nhà khoa học và qua thực tế sản xuất, bón phân Văn Điển cho các cây trồng trong đó có cây lúa trên đất chua phèn là giải pháp hợp lý. Phân lân FMP Văn Điển chứa: P2O5: 15 – 17%, CaO: 28 – 34%, MgO: 15 – 18%, SiO2: 24 – 30% và các chất vi lượng: B, Mn, Cu, Co, Zn, Fe,… với tính kiềm pH: 8 – 8.5, là giải pháp thích hợp cho việc cải tạo đất khỏi nhiễm chua phèn, ngập mặn, cân bằng lại dinh dưỡng, giảm các yếu tố thừa S gây ngộ độc cho cây, bổ sung những mất mát Ca, Mg và các chất vi lượng qua quá trình canh tác…, đồng thời chống lại những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Lúa trổ đều, bông to
Ở miền Bắc, hầu hết các tỉnh đồng bằng ven biển đều có diện tích đất chua phèn như: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,… Nói về tác dụng của phân Văn Điển đối với cây lúa, ông Nguyễn Duy Minh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa cho biết: “Vào thời gian gặp hạn, phèn mặn bốc lên, cây lúa phát triển kém. Chỉ có biện pháp khắc phục là đưa nước ngọt vào và kết hợp bón vôi hoặc phân Văn Điển, sau đó cào cỏ sục bùn. Đã là đất chua, phèn thì “liều thuốc” chữa đúng bệnh nhất là bón phân lân Văn Điển hoặc phân NPK Văn Điển”.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa có 2 loại: Phân bón lót: NPK 6.11.2, phân bón thúc NPK 16.5.17. Hai loại phân này ngoài đạm, lân, kali còn có đầy đủ các chất trung và vi lượng với thành phần dinh dưỡng cao và cân đối, đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa. Ví dụ: NPK 6.11.2 có thành phần dinh dưỡng: N:6%, P2O5: 11%, K2O: 2%, S: 2%, MgO: 10%, CaO: 20%, SiO2: 15% và các chất vi lượng: Zn, B, Cu, Co, Mn... Phân có tỷ lệ CaO (vôi) tương đối cao (20%) nên có tác dụng khử chua, ém phèn. Bón đủ phân lót và phân thúc NPK Văn Điển cho lúa thì chỉ phải bón thêm phân hữu cơ, ngoài ra không phải bón thêm vôi hay bất cứ loại phân nào khác.
Tỉnh Ninh Bình cũng có diện tích đất chua phèn ở 3 huyện, diện tích đất trên chủ yếu là cấy lúa và trồng cói. Về hiệu quả của phân đa yếu tố NPK Văn Điển với cây lúa, ông Vũ Thế Nguyên – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Kim Sơn cũng nhận xét: “Diện tích đất chua phèn của huyện khoảng 1.000ha, trong đó có 600ha cấy 2 vụ lúa ở 5 xã ven biển. Cả 2 vụ đều cấy giống lúa thơm: Bắc thơm và LT2. Những năm trước khi chưa bón phân Văn Điển độ chua, phèn cao nên cây lúa lùn, lá không xòe và không vươn lên được. Từ khi bón phân Văn Điển lúa phát triển nhanh, cây cứng, lá màu xanh sáng, bộ lá tươi bền đến khi thu hoạch, trổ đều tập trung, bông to hạt mẩy, màu sắc hạt sáng đẹp”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.