Bữa ăn chỉ có 1 món thịt, Tào Tháo tiết kiệm đến mức... bủn xỉn?
Bữa ăn chỉ có 1 món thịt, Tào Tháo tiết kiệm đến mức... bủn xỉn?
Lan Chi
Thứ ba, ngày 17/09/2024 23:08 PM (GMT+7)
Tiết kiệm và thanh liêm trong cuộc sống hàng ngày, bữa cơm gia đình chỉ có một bát thịt, không xông hương trong nhà, đó là những gì Tào Tháo luôn răn mình và các thành viên trong gia đình...
Bữa ăn chỉ có 1 món thịt, Tào Tháo tiết kiệm đến mức... bủn xỉn?
Nhiều người có thể sẽ tách biệt khả năng chính trị, quân sự và văn học của Tào Tháo khỏi sự tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày của ông, nhưng thực tế không phải vậy. Tính tiết kiệm của Tào Tháo và các khả năng khác của ông có liên quan đến nhau. Tính thanh liêm của ông đã thúc đẩy thành tựu chính trị và quân sự; còn sự nghiệp chính trị và quân sự của ông lại rèn luyện tính thanh liêm của ông.
Trong "Nội giới linh" của Tào Tháo có câu: "Ta không thích trang hoàng hào nhoáng." Ý nghĩa là ông không thích những vật dụng trang trí lòe loẹt. Ví dụ như hành lý, ông sử dụng tre làm nguyên liệu, may lót bằng vải thô, Tào Tháo thậm chí mang chiếc hành lý đơn giản này khi ra tiền tuyến.
Về việc ăn uống, trong bữa ăn gia đình chỉ có một món thịt. Thậm chí cả khi Bành Thị, vợ của Tào Tháo, mời anh trai và gia đình ăn cơm, cả cá lẫn thịt đều không có, cho thấy họ sống cực kỳ giản dị.
Thời Đông Hán, mọi người đều thích xông hương, ví như mưu sĩ của Tào Tháo là Tuân Úc, được mệnh danh là "Tuân lệnh hương", hay là "Lệnh quân hương", bởi vì Tuân Úc rất thích xông hương. Trong "Tương Dương ký" có chép, mỗi khi Tuân Úc ngồi đâu, mùi hương sẽ lưu lại nơi đó tới ba ngày. Tào Tháo địa vị cao hơn Tuân Úc, hiển nhiên không phải vì Tào Tháo không đủ tiền xông hương mà ban lệnh cấm. Trong lịch sử có chép, ba người con gái của Tào Tháo vì gả cho Hán Hiến Đế làm quý phi nên mới có thể được xông hương. Tất nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, ông cho phép đốt hương để loại bỏ mùi khó chịu trong phòng.
Cho đến khi qua đời, Tào Tháo vẫn sống trong hoàn cảnh cô độc, ông còn ra lệnh cho phụ nữ trong gia đình phải tự lo cho cuộc sống của mình.
Từ những chi tiết này có thể thấy Tào Tháo không quá quan tâm đến việc hưởng thụ vật chất, tại sao lại như vậy?
Tinh thần trách nhiệm, ý thức về sứ mệnh: "thân thể không thuộc về mình, không dám dùng vào việc riêng"
Với tinh thần trách nhiệm mạnh mẽ và ý thức về sứ mệnh, Tào Tháo tự đặt ra cho mình tiêu chuẩn "thân thể không thuộc về mình, không dám dùng vào việc riêng". Những người trong lịch sử luôn thanh liêm và tận hiến thường mang trong mình tinh thần trách nhiệm. Họ tận tâm với sự nghiệp, trong khi rất thờ ơ với vật chất. Tào Tháo chính là một ví dụ điển hình cho kiểu người này.
Vào năm Kiến An thứ 18 ( 213 sau Công nguyên), Hán Hiến Đế muốn phong Tào Tháo làm Ngụy Công. Trong thư trả lời Hán Hiến Đế, Tào Tháo viết một câu: "Thân phi kỷ hữu, bất cảm tự tư". Ý nghĩa là thân thể của tôi không thuộc về riêng tôi, không dám dùng vào việc riêng. Mặc dù câu nói này có vẻ thể hiện, nhưng khi Tào Tháo mới bắt đầu sự nghiệp, ông thực sự không theo đuổi lợi ích cá nhân. Ông là người có tinh thần trách nhiệm mạnh mẽ.
Ban đầu, Tào Tháo dự định trở thành một Quận Thủ, "kiến lập danh dự", "trừ tàn khứ uế", dọn sạch những hiện tượng xấu xa tại địa phương, khiến thế nhân hiểu rõ chí hướng của ông, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về bản thân. Sau đó, do hoàn cảnh đưa đẩy nên ông buộc phải quay về quê nhà. Không vội vàng tìm việc làm, thay vào đó ông quyết định dành 20 năm để học hành chăm chỉ và rèn luyện thân thể, "thu hạ đọc sách, đông xuân săn bắn". Nhưng lại do hoàn cảnh đưa đẩy, ông buộc phải tiến công chinh phạt Nam Bắc, "vì quốc gia giết giặc lập công".
Bằng việc sống một cuộc sống thanh liêm và tiết kiệm, Tào Tháo có thể dùng phần kiến thức và tài năng của mình để cống hiến cho người khác. Về vấn đề lòng hào phóng của Tào Tháo, người đã đọc qua "Tam quốc diễn nghĩa" cũng đã biết rõ. Tào Tháo đã thể hiện lòng hào phóng lớn với Quan Công: ba ngày 1 buổi tiệc nhỏ, năm ngày 1 buổi tiệc lớn; lên ngựa chân vàng, xuống ngựa chân bạc; tặng cẩm bào, ban xích thố. Mặc dù những chi tiết này có hơi cường điệu nhưng vẫn có cơ sở lịch sử. Sử sách ghi rằng ông thường ban thưởng cho người có công xứng đáng, không tiếc đồng nào.
Tóm lại, tính tiết kiệm của Tào Tháo không chỉ là do sự tu dưỡng cá nhân mà còn do tình hình quân sự đặc thù. Tính tiết kiệm cá nhân của ông phù hợp với nhu cầu của thời đại, phù hợp với khả năng chính trị quân sự của ông, và do đó ông đã thành công. Cách xử lý của Tào Tháo trong mối quan hệ giữa sự nghiệp và tài phú, sự đạm bạc thanh liêm của ông đối với cuộc sống vật chất vẫn là một điều đáng để hậu thế học hỏi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.