Hình ảnh tàu thăm dò Trung Quốc gửi về khi hạ cánh xuống phía tối của Mặt trăng.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tàu thăm dò Hằng Nga 4 đã đáp xuống phía tối của Mặt trăng vào lúc 10 giờ 26 phút ngày 3.1 (giờ Bắc Kinh).
Con tàu sau đó đã gửi hình ảnh về trung tâm vận hành. Đây được coi là sự kiện lịch sử, khi Trung Quốc trở thành nước đầu tiên thám hiểm khu vực chưa từng được biết tới của Mặt trăng.
Tàu thăm dò Hằng Nga 4 được tên lửa đẩy Long March 3B đưa vào quỹ đạo từ ngày 8.12, tại trung tâm phóng vệ tinh Xichang, phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tàu thăm dò vào quỹ đạo của Mặt trăng 4 ngày sau đó.
Con tàu mang theo thiết bị ghi âm và phân tích khu vực địa chất, cũng như thiết bị thử nghiệm sinh học. Nhiệm vụ của tàu thăm dò Hằng Nga 4 là sử dụng sóng radio tần số thấp để phác họa khu vực địa hình, tìm kiếm dấu vết của khoáng chất, từi đó tìm hiểu sự hình thành của Mặt trăng.
Tàu thăm dò Hằng Nga 4 được Trung Quốc phóng lên vũ trụ hồi tháng trước.
Con tàu cũng sẽ thử cách trồng rau và hoa trong thùng chứa kín khí. Đây là thí nghiệm liên quan đến 28 trường Đại học ở Trung Quốc, dẫn đầu bởi Đại học Trùng Khánh.
Phía tối là cụm từ chỉ khu vực bề mặt Mặt trăng vốn không thể quan sát từ Trái đất. Mặt trăng quay theo quỹ đạo quanh Trái đất, trong đó mặt tối là mặt không bao giờ được nhìn thấy.
Nếu thành công, Trung Quốc sẽ phóng tiếp tàu Hằng Nga 5 vào năm 2020. Con tàu có khả năng quay trở về Trái đất cùng với các mẫu đất đá từ phía tối của Mặt trời.
Phi hành gia Alan Bean là người thứ 4 đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.