+Giữ nước nông trên mặt ruộng, tạo điều kiện tối đa cho lúa đẻ nhánh.
+Tăng lượng đạm cao hơn 10-15% so với các chân ruộng khác.
+Thay vì bón tập trung “nặng đầu, nhẹ cuối” như bình thường, khuyến cáo nông dân bón rải làm 2-3 đợt nhằm làm cho lúa kéo dài thời gian sinh trưởng, đẻ nhánh, mục tiêu ăn dảnh cháu, chắt, bỏ dảnh con do phân hóa sớm, dễ gặp lạnh, bị ít hạt hoặc lép
+Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại trong điều kiện thời tiết ấm, nhất là bệnh đạo ôn, phòng trừ kịp thời.
2. Đối với diện tích lúa, trà lúa gieo vãi, gieo sạ từ 5- 15.2:
Trà lúa này đã có xung quanh 3 lá với trà gieo sớm và gần 2 lá với trà gieo sau. Với nền nhiệt hiện tại, 3-4 ngày sẽ ra thêm 1 lá; diện tích gieo sạ, gieo vãi này cần tích cực chăm sóc, bón thúc và dặm tỉa để đảm bảo mật độ, tránh để quá dày sẽ tạo điều kiện cho các ổ bệnh phát sinh, nhất là với các giống mẫn cảm, giống chất lượng như BT7, HT1.
Bón thúc ngay bằng NPK chuyên thúc theo khuyến cáo của nhà sản xuất và cán bộ khuyến nông, giữ nước láng đều mặt ruộng để lúa nở dảnh. Trà lúa này chăm sóc và bón phân vẫn theo phương châm cân đối N-P-K và “nặng đầu, nhẹ cuối”.
3. Đối với nhóm giống lúa lai, lúa ngắn ngày, cảm ôn gieo mạ nền, mạ khay cấy áp tết hoặc sau Tết Nguyên đán:
Khuyến cáo nông dân khẩn trương làm đất, bón lót sâu và gieo cấy để kết thúc trước 5-10.3 (tùy giống), không cấy mạ quá tuổi (quá 3,5 lá với mạ nền cứng; 4,5 lá với mạ dược dầy xúc).
Phân bón: Sử dụng NPK chuyên lót cho lúa của các doanh nghiệp có thương hiệu, có uy tín, lót sâu, trước khi bừa cấy, bón thúc khi lúa bắt đầu đẻ nhánh bằng NPK chuyên thúc theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và nhà sản xuất.
Diện tích lúa đã cấy phải duy trì mực nước trên mặt ruộng lúa từ 2-3cm, giặm và chăm sóc kịp thời khi thời tiết ấm. Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh hại để kịp thời phòng trừ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.