Các huyện TP.HCM đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2030
Các huyện TP.HCM đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2030
Trần Cửu Long
Thứ bảy, ngày 16/11/2024 14:25 PM (GMT+7)
TP.HCM xác định đến năm 2030, 5/5 huyện trên địa bàn TP sẽ đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2026 – 2030.
Trong giai đoạn 2026 – 2030, TP.HCM sẽtiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, đảm bảo thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể. đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn về nếp sống tới từng ấp, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới giảm khoảng cách giữ thành thị và nông thôn
Trong giai đoạn này, quan điểm của TP.HCM là thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới thông minh. Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, giảm khoảng cách giữ thành thị và nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
TP cũng tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối chặt chẽ nông thôn, thành thị, đảm bảo đồng bộ và hiện đại; kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ theo hướng nông nghiệp sinh thái, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn với trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp, văn minh, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững; đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.
TP.HCM đạt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2026 – 2030, đạt 100%. Trong đó, 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2026 – 2030; phấn đấu 30% xã vận dụng thực hiện mô hình xã nông thôn mới thông minh và xã nông thôn mới thương mại điện tử.
Đồng thời, phấn đấu tỷ lệ số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2026 – 2030, đạt 100% theo Bộ tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2026 – 2030; thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020.
Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Một trong những giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2026 – 2030 là TP sẽtăng cường thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực. TP sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư ngân sách TP để hoàn thành các mục tiêu trong giai đoạn mới; thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
Theo đó, ngoài nguồn vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình xây dựng nông thôn mới, sẽ tăng cường huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình dự án khác thực hiện trên địa bàn theo nguyên tắc ưu tiên huy động, khai thác tối đa nguồn lực trực tiếp tại địa phương, các nguồn vốn hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, nguồn huy động của cộng đồng, cá nhân để tập trung ưu tiên hỗ trợ các địa phương theo kế hoạch.
Đồng thời, TP sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các cấp, các ngành; có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục hoàn thiện và vận hành hiệu quả Hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.