Các nhà khoa học tin rằng hệ miễn dịch sẽ là con 'át chủ bài' để chống lại biến thể Omicron

Lê Phương (NBCNews) Thứ năm, ngày 09/12/2021 13:00 PM (GMT+7)
Các nhà khoa học cảnh báo rằng một biến thể SARS-CoV-2 như Omicron dường như có thể né tránh những kháng thể bảo vệ do vaccine tạo ra, điều này sẽ là một bước lùi lớn. Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng nói rằng có một số dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy hệ thống miễn dịch của chúng ta đã cải tiến để chống lại Covid-19.
Bình luận 0
Các nhà khoa học tin rằng hệ miễn dịch sẽ là con 'át chủ bài' để chống lại biến thể Omicron - Ảnh 1.

Hệ thống miễn dịch có thể là 'chìa khóa' chống lại những biến thể mới. Ảnh: NBCNews

E. John Wherry, giám đốc Viện Miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania, cho biết: "Có thể các kháng thể của chúng ta không hoạt động tốt, nhưng hệ thống miễn dịch có những kế hoạch dự phòng giúp chúng ta có khả năng chống lại Omicron".

Một số dấu hiệu ban đầu cho thấy chúng ta cần phải tiêm nhắc lại để chống lại sự sụt giảm kháng thể đối với Omicron. Pfizer-BioNTech đã công bố hôm thứ Tư (8/12) rằng mũi vaccine thứ ba sẽ cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ tương đối để chống lại Omicron.

Tuy nhiên, ngay cả khi mức độ kháng thể giảm dần so với biến thể, hệ thống miễn dịch vẫn có thể được mồi bằng vaccine hoặc từ các lần nhiễm bệnh trước đó để "ghi nhớ" virus. Câu hỏi bây giờ là liệu các bộ phận của hệ thống miễn dịch với khả năng bảo vệ cao - chủ yếu là tế bào T - có chống lại Omicron hay không.

Nếu câu trả lời là có, các phản ứng miễn dịch có thể tăng lên nhanh chóng sau khi bị nhiễm bệnh và bảo vệ chúng ta khỏi những tác động tồi tệ nhất của virus.

Cần phải nghiên cứu thêm, nhưng hệ thống miễn dịch cơ thể có thể sẽ là chìa khóa quyết định mức độ nghiêm trọng của làn sóng đại dịch hiện nay trên toàn cầu. Nó cũng sẽ giúp các nhà khoa học xác định rõ hơn đặc điểm của biến thể Omicron, bao gồm nguy cơ nhiễm bệnh ở những người được tiêm chủng và khả năng tái nhiễm ở những người đã bị bệnh do chủng trước đó.

Ở Nam Phi, nơi bùng phát biến thể lớn đầu tiên được báo cáo, Omicron đang khiến số ca mắc bệnh tăng đột biến. Mặc dù vẫn còn sớm để kết luận, tuy nhiên có thể thấy sự gia tăng số ca nhiễm biến thể mới không liên quan đến việc gia tăng các ca bệnh nặng.

Nam Phi tiếp cận với vaccine hạn chế, và do đó người dân nước này có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn đáng kể so với Mỹ và Châu Âu, tuy nhiên họ lại có mức độ miễn dịch tự nhiên cao đối với các biến thể trong những đợt đại dịch trước đó.

Wherry cho biết nếu tỷ lệ nhập viện vẫn tương đối thấp khi Omicron lây lan, điều đó có thể cho thấy hệ thống miễn dịch vẫn đang tăng cường phản ứng chống lại biến thể mới nhất này. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng còn quá sớm để biết chắc chắn, vì các trường hợp nhập viện và tử vong có thể diễn ra chậm hơn hàng tuần sau khi nhiễm bệnh. Các nhà nghiên cứu vẫn đang chạy đua để hiểu được những kiến thức cơ bản về Omicron, chẳng hạn như mức độ lây lan của nó so với Delta và các biến thể khác đã được xác định trước đó.

Bên cạnh đó, kháng thể chỉ là một phần trong cách hệ thống miễn dịch điều phối khả năng bảo vệ cơ thể.

"Kháng thể là tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn," Wherry nói. "Nhưng chúng ta có những tế bào có thể nhận ra virus theo những cách hoàn toàn khác".

Đặc biệt, có hai loại tế bào T có khả năng chống lại virus. Một loại, được gọi là tế bào T hỗ trợ, điều phối các phản ứng miễn dịch khác nhau của cơ thể. Loại thứ hai, được gọi là tế bào T sát thủ, được thiết kế để nhận ra các đoạn nhỏ của virus bên trong tế bào và loại bỏ chúng.

Andrew Redd, nhà virus học tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia cho biết: "Tế bào T hỗ trợ giống như những vị tướng của hệ thống miễn dịch, còn tế bào T sát thủ giống như những sát thủ".

Redd nói: "Vì tế bào T không nhắm vào các khu vực cụ thể trên bề mặt của virus như cách các kháng thể làm, nên chúng có xu hướng ít bị ảnh hưởng hơn khi mầm bệnh trải qua đột biến".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem