![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2013/images/2013-09-25/1434780331-002hoc-sinh-nong-thon.jpg)
Ảnh minh họa
"Chẳng
biết các trường ở thành phố thu tiền quỹ để làm gì mà nhiều thế. Ở khu vực nông
thôn, quỹ trường thì được trích từ nguồn phân bổ ngân sách của Nhà nước,
còn quỹ lớp nhiều cũng chỉ 50.000 đồng/ học sinh/ 1 kỳ, giáo viên chủ nhiệm
thu và cầm quỹ cho các em (vì sợ học sinh làm mất hoặc tiêu mất).
Nếu bạn là một bậc phụ huynh, bạn đã bao giờ gặp những tình
huống khó xử với việc đóng quỹ lớp, quỹ trường cho con em, hay bạn có những băn
khoăn, trăn trở gì đối với vấn đề này?
Hãy bày tỏ quan điểm và chia sẻ với bạn
đọc Dân Việt. Mọi
ý kiến, chia sẻ của bạn đọc gửi về hòm thư baodanviet@gmail.com
sẽ được đăng tải trên báo điện tử Dân Việt (www.danviet.vn)
|
Khi có việc
cần dùng thì học sinh đề xuất, giáo viên thấy ổn là trích đưa cho các em dùng. Tôi
làm chủ nhiệm lớp nhiều năm cũng đã từng biết, có lớp còn có quy định không thu
quỹ lớp của những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Ở Tiền Hải, học sinh chủ
yếu là con ngư dân nghèo nên tiền quỹ cũng chỉ được coi như là một khoản tự
nguyện, có bao nhiêu dùng bấy nhiêu.
Quỹ lớp cùng lắm cũng chỉ để mua phấn
viết, giẻ lau, thăm giáo viên, học sinh ốm, trích phần quà để liên hoan... lớp cuối
cấp thì nhiều việc hơn nhưng cùng lắm cũng chỉ đóng dưới 100.000 đồng/ học
sinh/1 kỳ là đủ. Chẳng bao giờ khoản thu này lại trở thành áp lực đối với phụ
huynh và học sinh cả".
Cô
Nguyễn Thị Hương – giáo viên trường THPT Bán công Tiền Hải (Thái Bình)
Trường
của tôi mỗi năm chỉ thu quỹ khoảng 10.000 đồng đến 20.000 đồng/1 em chủ yếu
dùng để mua bánh kẹo liên hoan dịp trung thu
và chi vài khoản lặt vặt, một vài bó hoa cho giáo viên ngày 20.11 cũng
vẫn thừa thãi. Vì là học sinh tiểu học nên tiền quỹ lớp được hội trưởng hội phụ
huynh giữ hộ để tránh mất mát, tạo áp lực không tốt cho học sinh khi phải giữ
tiền.
Kinh nghiệm này được rút ra từ khá
nhiều “bi hài” liên quan đến quỹ trường, quỹ lớp. Trước đây, đã từng có học
sinh vì làm mất quỹ lớp mà sợ quá, bỏ học, thậm chí đòi tự tử. Vì vậy không nên
nặng nề quá về khoản tiền này.
Cô
Phùng Thúy Hằng- giáo viên tiểu học ở Lương Sơn (Hòa Bình)
Nếu bạn là phụ huynh, bạn sẽ xử sự như thế nào đối với quỹ trường, quỹ lớp?
|
Tùng Anh (Tùng Anh)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.