Cách bón phân để sầu riêng không bị sượng

Thứ sáu, ngày 04/05/2012 06:54 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Những hộ chuyên canh sầu riêng có thể thu lợi nhuận từ 100 - 200 triệu đồng/1.000m2. Tuy nhiên, làm sao cho sầu riêng không bị sượng cũng là một bài toán cần lưu ý.
Bình luận 0

Sầu riêng là một trong những loại trái cây nhiệt đới đặc sản được trồng nhiều ở miền Nam và ĐBSCL, tập trung ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Nai… Những hộ chuyên canh sầu riêng có thể thu lợi nhuận từ 100 - 200 triệu đồng/1.000m2.

Tuy nhiên, người sản xuất sầu riêng vẫn gặp những khó khăn như: Giá bán không ổn định, giá phân bón tăng cao, phát sinh nhiều dịch bệnh như bệnh chảy nhựa cây, đốm bồ hóng, mốc hồng… Đặc biệt là hiện tượng trái sầu riêng bị sượng vẫn còn rất phổ biến.

img
Bón phân đúng cách sẽ giúp sầu riêng to đều, trái ngon, không bị sượng.

Nguyên nhân là do rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển làm giảm phẩm chất trái. Hay trong kỹ thuật canh tác, cách bón phân cho cây không đúng lúc hoặc làm mất cân bằng dinh dưỡng cũng gây nên sầu riêng bị sượng.

Những lưu ý của chúng tôi sau đây về bón phân cho cây sầu riêng nhằm giúp bà con nông dân tham khảo có cơ sở khoa học để nâng cao năng suất, phẩm chất trái, hiệu quả sản xuất và giảm bớt tác hại các loại bệnh nói trên:

Khi bón phân cần lưu ý giai đoạn cây non cần nhiều chất đạm (N) và lân (P). Cần có những loại phân hỗn hợp được sản xuất cân đối cho từng giai đoạn. Đến lúc cây cho trái cần bón nhiều phân kali (K) để giúp cho việc phát triển chất lượng trái. Điều này cũng có khả năng giảm hiện tượng trái bị sượng do trong thời kỳ nuôi trái, giữa lá non và trái có sự cạnh tranh chất dinh dưỡng làm cho trái phát triển kém, dẫn đến một số múi trong trái bị sượng. Cho nên, trong thời kỳ này không nên hạn chế bón đạm để kích thích chồi non phát triển.

Khi cây còn nhỏ thì bón lót 50gram/cây (khoảng 5 muỗng canh) phân hỗn đầy đủ N-P-K (14-14-14) hoặc phân đơn trộn đúng theo tỷ lệ này chia đều cho mỗi cây 50gram rồi phủ một lớp đất mỏng lấp phân, đặt cây trồng và tưới nước. Tỷ lệ phân bón sẽ gia tăng khi cây càng lớn. Bón với tỷ lệ NPK là 12:4:7 với liều lượng 1kg/cây trong 5 năm đầu. Gia tăng dần liều lượng này hàng năm cho đến 4 kg/cây trong năm thứ 12 trở lên.

Cách bón: Trong điều kiện bình thường, phân bón được rải quanh gốc bón đều quanh dưới tán cây xa hơn đường kính tán cây một ít. Cộng với tưới nước hòa tan phân vào đất. Trong điều kiện trồng trên đất dốc, phân bón được bón vào nhiều hố nhỏ đào quanh tán cây và lấp đất lại. Hoặc đào rãnh đều quanh tán cây và rải phân rồi lấp đất cộng với tươi nước ẩm.

Ngoài ra cần chú ý bón thêm phân hữu cơ như phân gà, phân bò, heo… hoai mục với lượng từ 15 – 30kg/cây/năm. Nhiều nghiên cứu cho thấy có thể giúp tăng năng suất, chất lượng trái cây và giảm tình trạng bệnh nứt thân, chảy nhựa, sượng trái khi bón phân hữu cơ kết hợp chế phẩm Trichoderma.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem