Nguy cơ thiếu đường cục bộ

Thứ ba, ngày 02/11/2010 11:48 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Hiệp hội Mía đường VN vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương về giải pháp ổn định thị trường mía đường từ nay tới cuối năm.
Bình luận 0
img
Dự kiến từ nay đến giữa tháng 11, cả nước sản xuất được 50.000 tấn đường.

Theo Hiệp hội, hiện tồn kho tại các nhà máy đường không nhiều, khả năng sản xuất như trên và giá đường thế giới đang ở mức cao dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, găm hàng, gây thiếu đường cục bộ và nâng giá quá mức.

Đến cuối tháng 11-2010, dự kiến số nhà máy đường vào vụ sản xuất 2010-2011 sẽ là khoảng 20/39, trong đó phần lớn các nhà máy đường ngoài ĐBSCL vào vụ từ giữa tháng 11 trở đi. Tuy nhiên, đang ở thời điểm mưa lũ nhiều nên kế hoạch phải luôn luôn điều chỉnh. Dự kiến khả năng từ nay đến 15-11-2010 cả nước sẽ ép được 650.000 tấn mía, sản xuất được 50.000 tấn đường.

Hiệp hội Mía đường cũng kiến nghị Bộ Công Thương cần tăng cường kiểm tra kiểm soát, đồng thời thúc đẩy nhập khẩu đủ số đường đã cấp phép. Đến hết tháng 10, sản lượng đường trong nước cộng với đường nhập khẩu đã bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

img
 

Giá bán buôn đường trong tháng 10 theo chiều hướng tăng và đến nay đã cao hơn so với cùng kỳ tháng trước khoảng 2.000 – 2.500 đồng/kg. Giá đường tăng có nguyên nhân do giá đường thế giới tăng cao trong tháng 10-2010: Giá đường trắng London dao động từ 649,8 - 730,6 USD/tấn. Do giá đường tăng, giá mía hiện cũng tăng theo, tới 1.100.000-1.2000.000 đồng/tấn (10 CCS) tại ruộng ở ĐBSCL.

Đến cuối tháng 10-2010 mới có 12/39 nhà máy đường lần lượt vào vụ sản xuất 2010-2011, gồm 10/10 nhà máy đường tại ĐBSCL, Nhà máy đường Nước Trong (Tây Ninh) và Nhà máy đường Bình Định. Sau khi bị hạn nặng, tiếp đến lại mưa nhiều, đến nay chữ đường trong mía còn thấp, các nhà máy đường đã hoạt động chưa phát huy được hết công suất.

Nhà máy đường Kiên Giang dự kiến vào vụ từ đầu tháng 10-2010 phải lùi lại nhiều lần, đến cuối tháng 10 mới bắt đầu ép mía. Đến hết tháng 10, các nhà máy mới ép được 301.000 tấn mía, sản xuất 21.000 tấn đường trong khi bán ra 81.000-90.000 tấn đường/tháng, cao hơn cùng kỳ năm trước hàng chục nghìn tấn. Còn lượng đường tồn kho tại các nhà máy đường đến cuối tháng 10 lại giảm 19.400 tấn, chỉ đạt 20.000 tấn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem