Cái kết bi thương của "vua lợn", nổi tiếng háo sắc nhất lịch sử Việt Nam

Chủ nhật, ngày 17/09/2017 19:30 PM (GMT+7)
Lê Tương Dực, tên húy là Lê Oanh là vị hoàng đế thứ chín của nhà Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam.
Bình luận 0

Sau khi diệt trừ được Lê Uy Mục, Lê Oanh tự lập làm vua lấy niên hiệu là Hồng Thuận, tức là Vua Tương Dực. Ông lấy ngày sinh làm "Thiên Bảo thánh tiết", tự xưng là Nhân Hải Động chủ.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Tháng Giêng năm Quý Dậu (1513), chánh sứ nhà Minh là Trần Nhược Thuỷ và Phó sứ là Phạm Hy Tăng sang phong cho Tương Dực làm An Nam quốc vương và nhận xét: “Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lệch, tính thích dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không bao lâu...”

img

Chân dung Lê Tương Dực. (Ảnh minh họa)

Đó cũng là nguồn gốc cái tên Vua Lợn mà dân chúng dùng để gọi ông.

Lê Tương Dực ăn chơi xa xỉ, hoang dâm vô độ không kém gì Lê Uy Mục. Tháng 5 năm Giáp Tuất (1514), vua nghe lời tâu của Hiệu úy Hữu Vĩnh, giết chết 15 vương công. Với bản tính ham mê sắc dục, vua ngày đêm hoan lạc với phi tần mỹ nữ nhưng vẫn chưa thỏa mãn, vua còn bắt cung nhân của Lê Uy Mục và cung nhân của triều vua trước vào để thông dâm.

Năm Bính Tý (1516), vua cho đắp thành mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa chắn ngang sông Tô Lịch, rồi lại làm điện hơn trăm nóc, đóng thuyền chiến, sai bọn nữ sử cởi truồng chèo thuyền ở Hồ Tây cùng vua chơi đùa, lấy đó làm thú vui tiêu khiển.

img

Vua ngày đêm hoan lạc với phi tần mỹ nữ nhưng vẫn chưa thỏa mãn, vua còn bắt cung nhân của Lê Uy Mục và cung nhân của triều vua trước vào để thông dâm. (Ảnh minh họa)

Tuy được đánh giá là người có công khi lật đổ Lê Uy Mục, sửa sang việc học, khôi phục văn miếu, xây dựng Cửu Trùng Đài làm rạng danh cơ nghiệp nhưng cũng vì vậy mà tài nguyên dần suy kiệt, người dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp nổi lên, vua chơi bời vô độ tạo mầm mống để cho bọn loạn thần phiến loạn.

Tại triều đình, nhiều đại thần thấy xã hội rối loạn, xã tắc ngả nghiêng mới dâng sớ can ngăn, trong số đó có Trịnh Duy Sản vì nhiều lần can ngăn trái ý vua, bị đánh bằng trượng. Mang tâm trạng bực tức, Trịnh Duy Sản mới mật bàn cùng với một số người là Lê Quảng Độ, Trình Chí Sâm mưu việc phế lập.

Vào hồi canh hai đêm mồng 6.4 năm Bính Tý (1516), những người này đem hơn 3.000 người thuộc các vệ Kim ngô và Hộ vệ bất ngờ đánh vào cửa Bắc Thần. Vua Lê Tương Dực vội vã lên ngựa chạy khỏi cung, đến trước cửa nhà Thái Học (tức Quốc Tử Giám) thì bị chặn lại, Trịnh Duy Sản sai một võ sỹ tên là Hạnh cầm giáo đâm vua ngã ngựa rồi giết chết.

Ông trị vì từ năm 1509 đến năm 1516, tổng cộng 7 năm.

LN (Khám Phá)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem