Cứ thấy máy trục ngoài đồng là dân Hậu Giang mang thứ gì ra đặt, lúc "nhặt" lên bắt được vô số cá đồng?

Thứ ba, ngày 31/05/2022 06:17 AM (GMT+7)
Lú là dụng cụ thường được bà con huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) dùng để đánh bắt thủy sản ở các kênh, rạch. Tuy nhiên thời điểm bắt hiệu quả nhất và được bà con đặt lú nhiều nhất, bắt được các loại cá đồng nhiều nhất là lúc trục đồng chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân.
Bình luận 0

Lú tôm cá là loại ngư cụ đánh bắt cá thường được người nông dân miền Tây sử dụng. Loại dụng cụ này có thể kéo dài từ 5 m đến 10 m tùy theo thiết kế, được kết từ nhiều khung sắt hình chữ nhật, mỗi khung cách nhau 4-5 tấc, đan bằng dây lưới. 

Thông thường, các lỗ trên phần lưới được đan rộng khoảng 2,5 phân để có thể vừa đánh bắt vừa bảo tồn nguồn lợi thiên nhiên.

Cứ thấy máy trục ngoài đồng là dân Hậu Giang mang thứ gì ra đặt, lúc "nhặt" lên bắt được vô số cá đồng?  - Ảnh 1.

 

Cứ thấy máy trục ngoài đồng là dân Hậu Giang mang thứ gì ra đặt, lúc "nhặt" lên bắt được vô số cá đồng?  - Ảnh 2.

Lú tôm cá là loại ngư cụ đánh bắt cá thường được người nông dân miền Tây sử dụng.

Lú thường được dùng để đánh bắt thủy sản ở các kênh, rạch, tuy nhiên thời điểm bắt hiệu quả nhất và được bà con đặt lú nhiều nhất là lúc trục đồng chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân.

Theo lý giải của nhiều người, khi máy trục chạy trên đồng là lúc các loài thủy sản không còn nơi trú ngụ, đây là thời điểm tốt để đánh bắt thủy sản.

Cứ thấy máy trục ngoài đồng là dân Hậu Giang mang thứ gì ra đặt, lúc "nhặt" lên bắt được vô số cá đồng?  - Ảnh 3.

Cứ thấy máy trục ngoài đồng là dân Hậu Giang mang thứ gì ra đặt, lúc "nhặt" lên bắt được vô số cá đồng?  - Ảnh 4.

 

Cứ thấy máy trục ngoài đồng là dân Hậu Giang mang thứ gì ra đặt, lúc "nhặt" lên bắt được vô số cá đồng?  - Ảnh 5.

Thời gian trục đồng cũng là lúc nghề đặt lú bắt cá nhộn nhịp.

 Anh Nguyễn Văn Linh (ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) năm nào cũng vậy, mỗi khi đến mùa trục đồng thì anh đem lú ra đồng để bắt cá. Theo anh Linh tiết lộ với khoảng 60 cái lú, mỗi vụ đánh bắt cá gia đình anh thu nhập được khoảng 20 triệu đồng.

“Mình đi theo cái máy trục, nơi nào có trục thì mình đặt lú. Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tôi dùng cái lú loại thưa, chỉ đặt để bắt các loại cá lớn, như: cá rô, cá sặt, mè vinh, rô phi cá lóc” - anh Linh giải thích.

Cứ thấy máy trục ngoài đồng là dân Hậu Giang mang thứ gì ra đặt, lúc "nhặt" lên bắt được vô số cá đồng?  - Ảnh 6.

 

Cứ thấy máy trục ngoài đồng là dân Hậu Giang mang thứ gì ra đặt, lúc "nhặt" lên bắt được vô số cá đồng?  - Ảnh 7.

Các loại thủy sản thường bắt được khi đặt lú ngoài đồng là các loại cá đồng: cá rô, cá sặt, cá mè vinh, cá rô phi, cá lóc, ốc.

Cũng đặt lú bắt cá, tôm theo mùa trục đồng, chị Bùi Thị Trúc Ly (cũng ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), cho biết trung bình khoảng 50 cái lú, mỗi đêm có thể bắt được khoảng 40-50 kg cá các loại, đôi khi bắt được hàng trăm ký ốc bươu vàng. 

Là người có kinh nghiệm trong đặt lú bắt cá, nhận thấy năm nay mưa nước về thấp và trễ hơn mọi năm, nên chị Ly nhận định cá đồng sẽ ít hơn mọi năm, tuy nhiên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. 

“Dự đoán là cá năm nay sẽ ít nhưng đặt lú cũng nhiều hơn năm ngoái, chỉ có tép là năm nay ít thôi. Đặt lú cũng đơn giản, chiều đặt rồi sáng hôm sau đi giở, nói chung thu nhập cũng khỏe hơn đi làm thuê cho người ta” - chị Linh tiết lộ.

Nghề đặt lú bắt cá đồng thường chỉ kéo dài khoảng một tháng. Khi những cánh đồng được trục xong thì nghề đặt lú bắt cá đồng cũng không còn hiệu quả nữa. Gác cái lú lên bờ, bà con nông dân trở lại với nghề nông, làm đất, vệ sinh đồng ruộng để chuẩn bị đất xuống giống vụ lúa đông xuân - vụ lúa quan trọng nhất trong năm.

Châu Anh (Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem