Cần báo cáo cụ thể các dự án nghìn tỷ làm ăn kém hiệu quả

Lương Kết Thứ năm, ngày 20/10/2016 10:49 AM (GMT+7)
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần báo cáo cụ thể về hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn nhà nước và phương án xử lý các dự án đầu tư lãng phí, kém hiệu quả mà dư luận quan tâm.
Bình luận 0

Trong báo cáo thẩm tra thẩm tra  đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày trước Quốc hội sáng 20.10, có điểm rất đáng chú ý.

Đó là việc Chính phủ cần báo cáo cụ thể về hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn nhà nước và phương án xử lý các dự án đầu tư lãng phí, kém hiệu quả mà dư luận quan tâm báo cáo thêm về kết quả hoạt động, xử lý nợ của Vinashin, Vinalines cho đến nay. Đề nghị Chính phủ tổng kết, đánh giá mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước giai đoạn 2005-2015.

img

Nhà máy đạm Ninh Bình.

Những dự án nghìn tỷ đồng hoạt động kém hiệu quả như dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ (tổng vốn đầu tư: 7.000 tỷ đồng); Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (một trong ba nhà máy ethanol trọng điểm quốc gia, tổng vốn đầu tư: 2.200 tỷ đồng); Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (Tổng vốn đầu tư: 8.000 tỷ đồng); Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An (Tổng vốn đầu tư: 3.000 tỷ đồng); Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình (Tổng vốn đầu tư: 12.000 tỷ đồng).

Một vấn đề đáng chú ý cũng được báo cáo thẩm tra chỉ rõ là dư địa ngân sách ngày một eo hẹp do chi thường xuyên và chi trả lãi, nợ gốc ngày một tăng cao; khoảng cách giữa chi thường xuyên và chi đầu tư ngày càng nới rộng. Năm 2013: Chi thường xuyên chiếm tỷ lệ 60,4% - chi đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ 23,3%.Sang năm 2014, chi thường xuyên chiếm tỷ lệ 71,3%, chi đầu tư phát triển chiếm 20,1%. Đến năm 2015, chi thường xuyên chiếm tỷ lệ 80,4%, chi đầu tư phát triển chiếm 18,6%.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, có ý kiến lo ngại tình trạng bội chi ngân sách cao, nợ công tăng nhanh trong giai đoạn trước là một trong các rủi ro lớn cho nền kinh tế, nợ công có khả năng vượt trần là 65% GDP trong năm 2016. Việc tăng giải ngân nguồn vốn vay ODA sẽ làm dự toán chi NSNN bị phá vỡ, thâm hụt ngân sách tăng so với dự toán do Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn vay ODA, đồng thời, hiện còn đang nợ khá lớn các chính sách đã ban hành cùng với việc chưa xử lý khoản vay về cho vay lại đối với một số doanh nghiệp làm cho giá vốn ở thị trường tăng cao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem