Cán bộ tiếp công dân sẽ được chia làm 4 đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định tại Nghị định 64/2014/NĐ-CP.
Cán bộ tiếp công dân có chế độ bồi dưỡng gì?
Trao đổi với Dân Việt về chế độ bồi dưỡng cho cán bộ tiếp công dân, luật sư Phạm Quang Xá – Giám đốc Công ty luật XTVN, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, tại Khoản 2 Điều 34 Luật Tiếp công dân quy định người làm công tác tiếp công dân được hưởng chế độ bồi dưỡng tiếp công dân và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 19 Theo Nghị định số 64/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiếp công, các chế độ này bao gồm:
- Chế độ bồi dưỡng theo quy định của Nghị định 64/2014/NĐ-CP.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân.
- Người tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân được hưởng chế độ trang phục tiếp công dân.
Về chế độ bồi dưỡng cụ thể, Bộ tài chính có Thông tư số 320/2016/TT-BTC quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Theo đó, tùy từng đối tượng mà chế độ áp dụng sẽ có sự khác nhau.
Các cán bộ tiếp công dân được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 64/2014/NĐ-CP:
Thứ 1, Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
Thứ 2, Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
Thứ 3, Cán bộ, công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên quốc phòng trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân phòng, y tế, giao thông khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
Thứ 4, Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Chế độ chi tiết đối với từng đối tượng:
Đối tượng
Thứ 1
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Nguyên tắc áp dụng
Tính theo ngày làm việc
Tính theo ngày làm việc thực tế
Tính theo ngày làm việc thực tế
Tính theo ngày làm việc thực tế
Mức chi
- Nếu chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề: 100.000 VNĐ/1 ngày/1 người.
- Nếu đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề: 80.000 VNĐ/1 ngày/1 người.
Đối với cán bộ, công chức tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương:
- Nếu chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề: 150.000 VNĐ/1 ngày/1 người.
- Nếu đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề: 120.000 VNĐ/1 ngày/1 người.
- Nếu chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề: 100.000 VNĐ/1 ngày/1 người.
- Nếu đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề: 80.000 VNĐ/1 ngày/1 người.
Đối với cán bộ, công chức tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương:
- Nếu chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề: 150.000 VNĐ/1 ngày/1 người.
- Nếu đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề: 120.000 VNĐ/1 ngày/1 người
50.000 VNĐ/1 ngày/1 người
50.000 VNĐ/1 ngày/1 người
Cơ quan chi trả
Cơ quan mà người tiếp công dân thuộc biên chế trả lương
Cơ quan có thẩm quyền mời, triệu tập phối hợp
Cơ quan có thẩm quyền mời, triệu tập phối hợp
Cơ quan mà người tiếp công dân thuộc biên chế trả lương
Vui lòng nhập nội dung bình luận.