Cận cảnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao vận hành khai thác

Thế Anh Thứ năm, ngày 04/11/2021 09:06 AM (GMT+7)
Chiều nay (4/11), Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội sẽ tổ chức buổi họp công bố các thông tin về kế hoạch bàn giao, khai thác vận hành dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Bình luận 0
Cận cảnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao vận hành khai thác - Ảnh 1.

Nhà ga trên cao thuộc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Thế Anh

Trao đổi PV Dân Việt, ông Uông Việt Dũng, Phó Chánh Văn Phòng Bộ GTVT cho biết: "Hiện nay, Bộ GTVT đã xây dựng xong kế hoạch bàn giao đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào ngày 6/11 và đã báo cáo kế hoạch này tới Chính phủ".

"Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ GTVT cùng với UBND TP.Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát kỹ kế hoạch, phương án vận hành khai thác dự án đường sắt đô thị Hà Nội", ông Dũng cho hay.

Cận cảnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao vận hành khai thác - Ảnh 2.

Cầu thang máy cuốn và thang bộ lối lên nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Thế Anh

Về kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông khi đường sắt Cát Linh – Hà Đông vận hành khai thác, ông Dũng cho hay: "TP.Hà Nội cũng đã xây dựng xong phương án đảm bảo an toàn chạy tàu, đồng thời tổ chức các tuyến giao thông công cộng kết nối với đường sắt Cát Linh – Hà Đông".

Khi được hỏi về các tuyến xe buýt kết nối, ông Dũng cho biết thêm, hiện nay, tại nhà ga Cát Linh đã có tuyến buýt BRT kết nối với đường sắt Cát Linh – Hà Đông, còn lại có các tuyến buýt thường kết nối tại các nhà ga trên toàn tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Ban đầu mới chạy tàu, đơn vị vận hành sẽ bố trí nhân viên tại các vị trí cửa lên xuống nhà ga, tàu để hướng dẫn người dân đi tàu an toàn.

Cận cảnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao vận hành khai thác - Ảnh 3.

Máy bán vé đi tàu Cát Linh - Hà Đông tự động được đặt tại nhà ga Cát Linh. Ảnh: Thế Anh

Cận cảnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao vận hành khai thác - Ảnh 4.

Khu vực hệ thống quẹt thẻ vé đi lên nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Thế Anh

Cận cảnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao vận hành khai thác - Ảnh 5.

Nhân viên bán vé tàu Cát Linh - Hà Đông tại nhà ga. Ảnh: Thế Anh

Cận cảnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao vận hành khai thác - Ảnh 6.

Khoang lái tàu Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Thế Anh

Cận cảnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao vận hành khai thác - Ảnh 7.

Cửa lên xuống tàu Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Thế Anh

Cận cảnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao vận hành khai thác - Ảnh 8.

Bên trong tàu bố trí tay nắm an toàn cho hành khách đứng trên tàu. Ảnh: Thế Anh

Cận cảnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao vận hành khai thác - Ảnh 9.

Khu vực cửa lên xuống tàu Cát Linh - Hà Đông đều có chỉ dẫn hành khách. Ảnh: Thế Anh

Cận cảnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước khi bàn giao vận hành khai thác - Ảnh 10.

Tàu Cát Linh - Hà Đông vận hành không tải trong những ngày chuẩn bị bàn giao. Ảnh: Thế Anh

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được phê duyệt ban đầu có tổng mức đầu tư 868 triệu USD, tốc độ thiết kế tối đa 80km/h, toàn bộ tuyến là tuyến trên cao, có 12 nhà ga, khoảng cách giữa các ga là 1152,3 m.

Toàn tuyến xây dựng một khu depot đặt tại phía Đông Nam ga tàu Hà Đông, diện tích khoảng 26,2 ha, bao gồm 17 đơn thể và các công trình ngoài trời liên quan, thiết bị công nghệ khu depot... Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật Trung Quốc.

Chủ đầu tư dự án là Bộ GTVT; đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý đường sắt - Bộ GTVT; tư vấn giám sát là công ty TNHH Giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải.

Tổng thầu là công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 Đường sắt Trung Quốc; tư vấn thiết kế là công ty hữu hạn cổ phần tập đoàn phát triển thiết kế xây dựng đô thị Bắc Kinh. Dự án được chính thức khởi công ngày 10/10/2010; hoàn thành giải phóng mặt bằng tháng 8/2015; thông dầm toàn tuyến 8/10/2016; thông ray toàn tuyến ngày 16/1/2017; thông điện toàn tuyến ngày 31/7/2019; tổng thầu hoàn thành 20 ngày chạy tàu theo biểu đồ vận hành ngày 10-30/12/2018.

Sau hơn một thập kỷ khởi công dự án, đến nay đường sắt Cát Linh – Hà Đông chuẩn bị được đưa vào vận hành khai thác thương mại trong sự mong mỏi, chờ đợi của người dân thủ đô Hà Nội.

Vì sao dự án này lại chậm tiến độ hơn một thập kỷ mới hoàn thành? Bộ GTVT đã lý giải rằng, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là dự án đường sắt đô thị đầu tiên được cho phép triển khai thí điểm tại Việt Nam. Dự án có tính đặc thù cao, nền tảng kỹ thuật phức tạp, công nghệ mới, các đơn vị tham gia thực hiện còn thiếu kinh nghiệm; đồng thời, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện loại hình hợp đồng EPC hiện nay chưa thực sự đầy đủ...

Từ thực tế nêu trên, dẫn đến dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị chậm tiến độ, hoãn, giãn, dừng tiến độ nhiều lần trong 10 năm qua; mốc hoàn thành, khai thác kéo dài, chưa đáp ứng được kỳ vọng của chính quyền và nhân dân thủ đô về việc sớm đưa vào khai thác thương mại.

Đến ngày 1/11 vừa qua, Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội cũng đã tổ chức cuộc họp triển khai các công việc bàn giao, tiếp nhận dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Trong đó, thống nhất chuẩn bị các hồ sơ, văn bản để lãnh đạo Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội ký kết tại buổi lễ bàn giao, tiếp nhận dự án vào ngày 6/11.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem