Cận cảnh loài chuột được Australia bảo vệ vì... "ân ái" quá nhiều

Tiểu Đào Thứ tư, ngày 16/05/2018 14:30 PM (GMT+7)
Loài thú có túi của Australia này đang gặp nguy hiểm chỉ vì… quan hệ quá nhiều.
Bình luận 0

img

Dù có hình thể chỉ bằng một con chuột nhà cỡ lớn, chuột "antechninus" lại có khả năng giao phối khủng, lên tới 12-14 giờ cho mỗi lần "hân hoan". Ảnh: CNN.

Chính phủ Australia mới đây đã bổ sung thêm 2 chủng loài chuột có túi “antechninus” vào danh sách động vật cần bảo vệ với lý do tập tính giao phối đang đe dọa sự tồn tại của hai loài này.

Theo đó, trong mùa giao phối thường kéo dài vài tuần mỗi năm, các cá thể chuột “antechnius” đực và cái đều quan hệ liên tục, không ngừng nghỉ với hàng loạt “bạn tình” khác nhau. Với các cá thể đực, tập tính này là con dao hai lưỡi bởi một mặt nó đảm bảo khả năng thụ thai, duy trì nòi giống; mặt khác, việc “giao hoan” liên tục đã rút kiệt sinh lực của các con đực, khiến chúng tử vong 4-5 ngày sau khi mùa giao phối kết thúc.

Ông Andrew Baker – trưởng nhóm nghiên cứu đã phát hiện 5 loài chuột “antechninus” mới từ năm 2012 cho biết, dù cả chuột đực lẫn chuột cái đều có thể bị căng thẳng do giao phối liên tục, chỉ có chuột đực mới sản sinh ra testosterone trong quá trình này. Việc nồng độ testosterone trong máu cao bị duy trì liên tục khiến cho các hóc-môn căng thẳng, hóc-môn cortisol không thể giảm thiểu được. Khi đến ngưỡng quá sức chịu đựng, hệ thống miễn dịch của các cá thể đực sẽ bị rối loạn, dẫn tới “sập” hoàn toàn. Các con chuột đực cuối cùng sẽ bị chảy máu trong và tử vong.

Được biết, cứ mỗi năm, tập tính này đã giết chết một nửa cá thể chuột “antechninus” trưởng thành. Ngoài ra, sự sinh tồn của loài chuột này còn đang bị đe dọa bởi hoạt động của con người cũng như tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra trên thế giới.

Theo ông Baker, các con đực chỉ có thể sống sót nếu gặp 2 điều kiện sau: được sống trong môi trường cô lập hoàn toàn với loài người và chỉ “giao hoan” với từng con chuột cái một.

img

Dù có vẻ phản tác dụng, tập tính “sex đến chết” xuất hiện không chỉ ở các loài chuột “antechninus” mà còn nhiều loài khác với mục tiêu tối đa hóa khả năng sinh sản. Một trong những ví dụ điển hình của hành vi này là loài rắn sọc. Vào mùa giao phối, các cá thể rắn sọc đực và cái sẽ tham gia một cuộc “giao hoan” tập thể. Việc này khiến cho các cá thể rắn đực bị mệt mỏi, rút ngắn tuổi thọ và chết sớm hơn các cá thể cái.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem