Cận cảnh nhan sắc xinh đẹp của "Công chúa Ngọc Hoa" trong lễ hội Rước Chúa Gái

Hoan Nguyễn Thứ hai, ngày 30/01/2023 06:00 AM (GMT+7)
Tại lễ hội Rước Chúa Gái năm nay, nữ sinh 13 tuổi Triệu Thị Hồng Nga được chọn đóng vai Công chúa Ngọc Hoa, con gái của Vua Hùng thứ 18.
Bình luận 0

Ngày 29/1 (tức mùng 8 tháng Giêng), thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội Rước Chúa Gái năm Quý Mão 2023.

Theo các cụ cao niên, lễ hội Rước Chúa Gái được mô phỏng theo tích Sơn Tinh đón vợ là công chúa Ngọc Hoa – con gái thứ 2 của Vua Hùng thứ 18.

Hội rước Chúa gái được tổ chức gồm phần lễ và phần hội. Sau phần tế lễ tại Đình Cả do các cụ cao niên của hai làng Vi, Trẹo (làng He xưa) thực hiện, phần hội diễn ra với nhiều trò chơi dân gian, trình diễn bách nghệ khôi hài, tùng dí...

Nữ sinh đóng vai công chúa Ngọc Hoa trong hội rước Chúa gái đình Cả - Ảnh 4.

Phần tế lễ tại Đình Cả do các cụ cao niên của hai làng Vi, Trẹo thực hiện. Ảnh: Hoan Nguyễn

Nữ sinh đóng vai công chúa Ngọc Hoa trong hội rước Chúa gái đình Cả - Ảnh 5.

Phần lễ Rước Chúa gái rất độc đáo với nghi thức dâng 3 tuần rượu. Ảnh: Hoan Nguyễn

Nữ sinh đóng vai công chúa Ngọc Hoa trong hội rước Chúa gái đình Cả - Ảnh 6.

Chủ tế đình Cả đốt sớ kết thúc phần nghi thức tế. Ảnh: Hoan Nguyễn

Đáng chú ý nhất tại lễ hội là hình ảnh "công chúa Ngọc Hoa" và "nữ tỳ" đi cùng để phục vụ công chúa. Lễ hội Rước Chúa Gái năm nay, nữ sinh 13 tuổi Triệu Thị Hồng Nga (làng Trẹo, thị trấn Hùng Sơn) được chọn đóng vai Công chúa Ngọc Hoa - con gái của Vua Hùng thứ 18.

Được biết, người được chọn đóng vai Chúa Gái phải là người làng Trẹo hoặc làng Vi của thị trấn Hùng Sơn, độ tuổi từ 12-15, xinh đẹp, học giỏi, chưa có chồng, gia đình không có tang chế.

Gia đình có con được chọn đóng Chúa Gái phải xếp dọn nhà cửa thành nơi thờ kính, may sắm quần áo đẹp, đồ nữ trang cho con.

Trước ngày rước 1 tuần, "nhà Chúa Gái" được dân làng trang trí, treo đèn, kết hoa, lập bàn thờ, chăng vải đỏ tựa nhà lầu công chúa Ngọc Hoa – Tiên Dung thờ ở Đền Giếng.

"Chúa Gái" từ chiều 30 tháng Chạp đến ngày 7 tháng giêng không được đi ra ngoài, mọi nhu cầu ăn uống, sinh hoạt đều do các "nữ tỳ" - cũng là những cô gái chưa chồng, xinh đẹp, nhà không có tang chế phục vụ.

Nữ sinh đóng vai công chúa Ngọc Hoa trong hội rước Chúa gái đình Cả - Ảnh 7.

"Công chúa Ngọc Hoa" thắp hương, lễ tế tại đình Cả. Ảnh: Hoan Nguyễn

Nữ sinh đóng vai công chúa Ngọc Hoa trong hội rước Chúa gái đình Cả - Ảnh 8.

Nữ sinh 13 tuổi Triệu Thị Hồng Nga được chọn đóng vai công chúa Ngọc Hoa trong lễ hội Rước Chúa Gái năm 2023. Ảnh: Hoan Nguyễn

Nữ sinh đóng vai công chúa Ngọc Hoa trong hội rước Chúa gái đình Cả - Ảnh 9.

Người được chọn đóng Chúa Gái và tỳ nữ đều là những cô gái chưa chồng, xinh đẹp, nhà không có tang chế. Ảnh: Hoan Nguyễn

Nữ sinh đóng vai công chúa Ngọc Hoa trong hội rước Chúa gái đình Cả - Ảnh 10.

Kiệu rước Chúa Gái gồm kiệu văn rước sắc... Ảnh: Hoan Nguyễn

Nữ sinh đóng vai công chúa Ngọc Hoa trong hội rước Chúa gái đình Cả - Ảnh 11.

Kiệu bát cống rước cổ vật. Ảnh: Hoan Nguyễn

Nữ sinh đóng vai công chúa Ngọc Hoa trong hội rước Chúa gái đình Cả - Ảnh 12.

Nghi thức rước Chúa Gái trọng thể, có đủ các loại cờ, trống, chiêng, lọng, bát biểu, gươm, giáo mác; voi, ngựa làm bằng giấy, xương bằng tre nứa; có đủ yên cương và to như voi, ngựa thật. Ảnh: Hoan Nguyễn

Nữ sinh đóng vai công chúa Ngọc Hoa trong hội rước Chúa gái đình Cả - Ảnh 13.

Đoàn rước trong lễ hội Rước Chúa Gái năm 2023 có 170 người. Ảnh: Hoan Nguyễn

Theo truyền thuyết, do mang lễ vật đến trước Thủy Tinh, Sơn Tinh được được Vua Hùng gả con gái Ngọc Hoa về làm vợ.

Lễ rước đón dâu đưa công chúa Ngọc Hoa về núi Ba Vì đi từ Đông sang Tây. Khi đoàn đến làng He xưa kia (làng Vi, làng Trẹo thuộc thị trấn Hùng Sơn ngày nay), ở ngã ba cây hương cạnh bến đò, công chúa xuống kiệu, ngồi trên tảng đá, hướng nhìn về núi Nghĩa Lĩnh vì nhớ cha, nhớ mẹ.

Công chúa Ngọc Hoa ngồi rất lâu, nên đoàn đưa dâu phải làm đủ mọi trò vui cho công chúa quên đi nỗi nhớ nhà như trò bách nghệ khôi hài, múa tùng dí, múa sư tử... Nàng vui lòng nên lên kiệu về với núi Tản sông Đà với Tản Viên Sơn Thánh.

Nữ sinh đóng vai công chúa Ngọc Hoa trong hội rước Chúa gái đình Cả - Ảnh 14.

Sau thời gian dài ảnh hưởng do dịch Covid-19, phần hội trong lễ hội Rước Chúa Gái năm nay cuốn hút người dân, du khách với các hoạt động như: Rước Chúa Gái, trình diễn bách nghệ khôi hài, hát tùng dí, chạy địch, bắt lợn ông và tổ chức thi đấu thể thao, giao lưu văn nghệ trong nhân dân... Ảnh: Hoan Nguyễn

Cũng theo các cụ cao niên, Hội He đã tái hiện câu chuyện tình sử giữa công chúa Ngọc Hoa và Tản Viên Sơn Thánh, qua đó thấy được phong tục hôn nhân thời Vua Hùng. Đó là tục hôn nhân một vợ một chồng, và việc kén chọn để "lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ". Đó cũng là tục thách cưới, tục cưới xin có tổ chức trò vui và tục đón dâu, lại mặt.

Để tưởng nhớ công lao các Vua Hùng khơi mạch nguồn dân tộc, tôn trọng lễ nghi dựng vợ gả chồng của cha mẹ, hằng năm người dân hai làng Trẹo và Vi tổ chức lễ hội Rước Chúa Gái vào dịp đầu Xuân năm mới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem