Theo đó, ngoài mốc thời gian đến năm 2020 đã được đề cập, các mục tiêu, chỉ số, chỉ tiêu... của giao thông nông thôn nên được định hướng đến năm 2030, để tạo thuận lợi cho công tác quy hoạch và các kế hoạch phát triển. Ngoài mục tiêu phát triển vận tải hành khách, thì Đề án cần bổ sung thêm về vận tải hàng hóa (nhất là đối với nông sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ...).
Trong kết cấu hạ tầng đường bộ, Bộ NN & PTNT cho rằng, cần bổ sung chỉ tiêu cụ thể về phát triển trục giao thông chính nội đồng được cứng hóa theo Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (chỉ tiêu chung toàn quốc là 65%; vùng trung du miền núi phía Bắc 50%; vùng đồng bằng sông Hồng 100%; vùng Bắc Trung bộ 70%; vùng Duyên hải Nam Trung bộ 70%; vùng Tây Nguyên 70%; vùng Đông Nam bộ 100% và vùng đồng bằng sông Cửu Long 50%).
Riêng về phát triển kết cấu hạ tầng vùng đồng bằng sông Cửu Long, theo Bộ NN&PTNT đây là vùng có khối lượng hàng hóa nông, thủy sản lớn, nhu cầu vận chuyển bằng đường sông nhiều nên ngoài việc xây mới hạ tầng như đã đề cập trong Đề án, cần bổ sung nâng cấp các cảng, bến hiện có để phục vụ giao thông và vận chuyển hàng hóa...
Hoàng Tùng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.