Trong khi đó, những trung tâm dạy nghề đã được thành lập, hoạt động rộng khắp trên địa bàn tỉnh như trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm nông dân (Hội Nông dân tỉnh) vẫn tạm dừng ở bước hoàn thiện. Mặc dù được thành lập từ năm 2006 nhưng mãi tới đầu năm 2010 trung tâm mới có 3 biên chế gồm 1 phó giám đốc, 1 kế toán và 1 nhân viên, chưa xây dựng được cơ sở vật chất. Bởi thế, những người làm công tác dạy nghề e ngại, những “đứa con” trung tâm dạy nghề đã sinh ra còn chưa có đầu tư đủ mạnh để phát huy hiệu quả, thì việc ra đời tiếp những trung tâm dạy nghề tương tự liệu có rơi vào tình trạng như trên?
Trao đổi với NTNN, bà Từ Tuyết Dung - Phó Chủ tịch Hội Nông dân, phụ trách công tác dạy nghề nông dân tỉnh Điện Biên, bày tỏ: “Đầu tư cơ sở vật chất dạy nghề cho nông dân ở miền núi cần có trọng điểm, trước hết là ở cấp tỉnh. Chẳng hạn như việc đầu tư cho trung tâm dạy nghề Hội Nông dân, không chỉ giúp Hội Nông dân các tỉnh hoàn thành tốt việc dạy nghề cho nông dân mà còn giảm được chi phí dàn trải khi xây dựng trung tâm dạy nghề cấp huyện; đồng thời có thể tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ cho nông dân nghèo".
Về mô hình trung tâm dạy nghề cấp huyện, theo bà Dung, sẽ giảm bớt được chi phí đi lại cho nông dân, giúp nông dân tiếp cận thường xuyên hơn các khoá dạy nghề ngắn hạn. Tuy nhiên trung tâm dạy nghề cấp huyện, nhất là ở miền núi khó có thể liên kết với các doanh nghiệp, đào tạo có địa chỉ. Do vậy, cần tính kỹ các phương án trước khi đầu tư.
Kiều Thiện
Vui lòng nhập nội dung bình luận.