Cập nhật bão YAGI: Siêu bão số 3 giật trên cấp 17 có đổ bộ vào Hà Nội không, khi vào mạnh cấp mấy?

L.V.S Thứ năm, ngày 05/09/2024 16:20 PM (GMT+7)
Tin mới nhất siêu bão số 3: Siêu bão số 3 giật trên cấp 17 có đổ bộ vào Hà Nội. Cụ thể, Hà Nội được dự báo nằm trên đường đi của tâm bão. Từ đêm 6/9, Hà Nội bắt đầu chịu ảnh hưởng của rìa xa phía tây siêu bão YAGI. Từ ngày 7-9/9, Hà Nội đón một đợt mưa vừa, mưa to đến rất to.
Bình luận 0

Tin mới nhất siêu bão số 3 ngày 5/9

Theo cập nhật mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia về bão số 3 lúc 15h00 ngày 5/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 19.3 độ Vĩ Bắc; 114.9 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 405km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất: Cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão số 3 YAGI di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10-15km/h.

Cập nhật bão YAGI: Siêu bão số 3 giật trên cấp 17 có đổ bộ vào Hà Nội không, khi vào mạnh cấp mấy? - Ảnh 1.

Cập nhật bão số 3 YAGI: Hà Nội được dự báo nằm trên đường đi của tâm bão.

Dự báo ngày mai (6/9), khi vào vịnh Bắc Bộ, bão vẫn giữ cường độ rất mạnh cấp 13-14, giật cấp 17 và không suy giảm nhiều khi đổ bộ đất liền nước ta ngày 7/9.

Hà Nội được dự báo nằm trên đường đi của tâm bão. Chia sẻ với báo chí, ông Đinh Hữu Dương, Trưởng phòng Dự báo thời tiết của Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ nhận định, từ đêm 6/9, Hà Nội bắt đầu chịu ảnh hưởng của rìa xa phía tây siêu bão YAGI. Từ ngày 7-9/9, Hà Nội đón một đợt mưa vừa, mưa to đến rất to.

Trong đó các quận/huyện Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và các huyện Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì có mưa từ 200 - 300mm, có nơi trên 350mm. Các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh mưa từ 150 - 250mm, có nơi trên 300mm.

Do bão đi rất nhanh khi vào đất liền nên mưa rất lớn xảy ra trong thời gian ngắn có thể gây quá tải cho hệ thống thoát nước, dẫn đến ngập úng ở nhiều nơi.

Trước khi bão số 3 vào, khoảng chiều 6/9, Hà Nội có thể xuất hiện dông mạnh trước bão gây đổ cây. Điều này đã từng xảy ra trong một số cơn bão trước đây, gây đổ cây xanh, cột điện khá nhiều.

Khi bão quét qua Hà Nội, bão số 3 có thể gây ra gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, gây tốc mái, hư hại nhà cửa, làm gãy đổ cây cối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, cường độ gió và lượng mưa của Hà Nội sẽ còn có biến động, phụ thuộc và diễn biến bão YAGI. Vì vậy, cần liên tục cập nhật các bản tin dự báo mới nhất.

 Bão số 3 có mạnh lên thành siêu bão 

Chiều ngày 4/9, ông Phạm Đức Luận - Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, nhấn mạnh bão số 3 rất mạnh, dự báo khi vào vịnh Bắc Bộ, cường độ bão vẫn rất mạnh.

Khi vào vịnh Bắc Bộ, bão sẽ đi rất nhanh và khả năng tiếp cận đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng từ trưa 7/9, với cấp gió gần bờ có thể đạt 120km/h (tương đương cấp 12), giật 150km/h (giật cấp 14). Bão số 3 được đánh giá sẽ là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào miền Bắc trong vòng 30 năm qua. Do đó người dân ven biển Thanh Hóa trở ra Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và cả phía đông Hà Nội cần có các biện pháp chằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản trước khi bão đổ bộ.

Do đó các địa phương cần kiên quyết kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch, tàu vận tải) còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú, trong đó nắm vững thông tin chi tiết từng tàu trong khu vực nguy cơ ảnh hưởng của bão. Tùy theo diễn biến của bão, chủ động cấm biển, nhất là các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Nghệ An.

Kiên quyết không để người dân ở lại trên các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ và có phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch và người dân trên các đảo.

Đối với vùng đồng bằng, ven biển cần rà soát cụ thể, sẵn sàng phương án sơ tán dân đối với nhà ở không đảm bảo an toàn, khu vực trũng thấp cửa sông, ven biển và có phương án cho học sinh nghỉ học trong thời gian bão đổ bộ.

Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn trọng điểm đê biển, đê cửa sông xung yếu hoặc đang thi công, trong đó sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó với cường độ mạnh hơn thiết kế.

Tổ chức chặt tỉa cành cây, gia cố nhà ở, công trình, tháp truyền hình, biển hiệu quảng cáo, hệ thống lưới điện. Tập trung lực lượng thu hoạch diện tích lúa hè thu còn lại với phương châm "xanh nhà hơn già đồng". Kiểm tra hệ thống thoát nước, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem