Người bán nhà lấy tiền nuôi lợn

Thứ sáu, ngày 11/10/2013 06:41 AM (GMT+7)
Sẵn máu chăn nuôi trong người, thấy cơ hội đến, không có vốn, ông quyết định đánh liều mang cả nhà và đất ở bán lấy tiền thuê mặt bằng đầu tư chăn nuôi lợn. Đó là thời điểm bắt đầu đổi đời của ông Nguyễn Văn Thanh, hội viên Hội Nông dân xã Vạn Thái (Ứng Hòa, Hà Nội).
Bình luận 0
Với những cách làm ăn như vậy, ông Thanh vinh dự là 1 trong 10 người và cũng là nông dân duy nhất được chọn là Công dân Thủ đô Ưu tú năm 2013.

Bán đất ở lấy tiền nuôi lợn

Xuất thân trong một gia đình làm nông nghiệp, từ nhỏ ông Nguyễn Văn Thanh đã phải cùng cha mẹ lam lũ cày cấy. “Thấm” nỗi khổ cùng cha mẹ, ông Thanh luôn trăn trở trong đầu câu hỏi: “Phải làm sao cho bố mẹ và bà con sống được trên chính đồng đất quê mình mà không phải bỏ quê đi làm ăn xa?”.


Ông Nguyễn Văn Thanh kiểm tra phiếu khám sức khỏe cho đàn lợn trong trang trại của HTX.
Ông Nguyễn Văn Thanh kiểm tra phiếu khám sức khỏe cho đàn lợn trong trang trại của HTX.

Thế nhưng, con đường tìm cho mình một nghề ổn định, với ông không hề dễ dàng. Ông đã từng xoay đủ thứ nghề từ chạy chợ đến phụ hồ, xe ôm, nhưng làm quần quật quanh năm vẫn chẳng đủ sống. Đúng lúc đang gặp khó khăn trong việc tìm nghề cho mình, Nhà nước có chủ trương phát triển ngành chăn nuôi. Nhận thấy đây là một thời cơ tốt để thoát nghèo, nhưng trong tay lại không có nổi lưng vốn, ông đã mang tài sản đến ngân hàng thế chấp vay tiền. Song do không được ngân hàng chấp thuận, ông về bàn với vợ bán cả nhà và đất ở để lấy tiền thuê đất ngoài bãi chăn nuôi lợn.

“Khi quyết định như thế, bạn bè, người thân, ai cũng can ngăn, có người còn bảo tôi nên dùng vốn đó để đi buôn sẽ nhanh giàu hơn, chứ ai lại mang cả cơ nghiệp gia đình đi đánh cược với con lợn như thế” - ông Thanh kể. Bán nhà và đất tổng được 50 triệu đồng, ông Thanh tìm thuê được 1 mẫu đất và bắt đầu dựng tạm lán trại, rồi đi mua 7 con lợn nái về nuôi. Vừa nuôi, ông vừa tìm đến trang trại ở các huyện khác học hỏi kinh nghiệm, cùng với đó, ông mua sách, báo viết về chăn nuôi để đọc. Nhờ thế sau 1 năm nuôi, lợn đã bắt đầu đẻ lãi. Cứ như thế, nhiều năm chăn nuôi ông Thanh đã tích trữ được lượng vốn khá.

Năm 2000, ông quyết định nhận thầu 8,84ha, xây dựng 72.000m2 chuồng trại tổng hợp vừa lợn nái đẻ bán giống, vừa chăn nuôi lợn thương phẩm. Cùng thời điểm đó, ông Thanh ký hợp đồng với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P của Thái Lan để cung ứng thức ăn chăn nuôi gia đình và dịch vụ bán thức ăn công nghiệp. “Tôi tính, để làm ăn lớn, chăn nuôi quy mô thì mình phải liên kết với họ, nhờ họ giúp đưa tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào cho mình chứ cứ giữ cách chăn nuôi truyền thống thì không thể được” -ông Thanh nói

Với sự hợp tác, hỗ trợ từ các chuyên gia của Công ty C.P, năm 2006, ông Thanh quyết định dồn lực vào đầu tư mạnh tay hơn, ông thành lập HTX Chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ. Từ đây, ông áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, hiện đại từ khâu sản xuất giống, cung ứng thức ăn đến cách phòng dịch, tiêu thụ sản phẩm đầu ra… nên dù đã trải qua nhiều đợt dịch lợn tai xanh, đàn lợn nhà ông vẫn “bình an vô sự”.

Truyền kinh nghiệm giúp dân làm giàu

Ông Thanh tự tin bảo, 18 năm trong nghề chăn nuôi lợn cho đến giờ ông chưa từng gặp thất bại nào đáng kể. Thị trường tiêu thụ lợn của ông đến giờ đã rộng khắp cả nước. Hiện tại, trang trại trong HTX của ông Thanh đang nuôi 1.300 con lợn nái với 1.000 lợn con giống, cùng 10.000 con lợn thịt. “Với giá lợn đang nhích lên, dự kiến năm nay, tôi thu về không dưới 20 tỷ đồng tiền lãi đâu chú ạ!” - ông Thanh phấn khởi chia sẻ.

Khi được hỏi về kinh nghiệm thành công trong chăn nuôi lợn, ông Thanh bảo: Để nuôi lợn thành công rất dễ, nhưng cũng sẽ rất khó cho những người bảo thủ, không chịu học hỏi. Theo ông Thanh, để chăn nuôi lợn thì cần phải đặc biệt coi trọng công tác phòng dịch bệnh, từ cách xây dựng chuồng trại thoáng mát, phun khử trùng dịch bệnh thường xuyên đến việc xây dựng bể và xử lý phân thải của lợn cho đảm bảo. Ngoài ra, cách chọn giống lợn tốt cũng đóng vai trò rất lớn trong việc thành bại của mỗi chủ trang trại.

Bây giờ đã là chủ nhiệm HTX với trang trại chăn nuôi lớn, có doanh thu lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, tạo công ăn việc làm cho gần 50 lao động địa phương, ông Thanh không giữ riêng bí quyết chăn nuôi cho mình, mà thường xuyên tìm đến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng như các trang trại trong xã và huyện để truyền dạy kinh nghiệm. Nhờ thế mà nhiều hộ đã thoát nghèo, có thu nhập bền vững. “Ai cũng giữ làm giàu cho riêng mình thì ích kỷ quá, phải giúp bà con nhân dân cùng làm thì xã hội mới có thể phát triển được” - ông Thanh bảo.

Từng là một hộ nghèo nhất trong xã, được ông Thanh truyền dạy kinh nghiệm chăn nuôi và cung cấp lợn giống vào nuôi đã giúp cho hộ anh Nguyễn Văn Hướng, thôn Nội Xá, xã Vạn Thái không chỉ thoát nghèo mà đã có dư vốn để làm ăn. Anh Hướng bảo: “Nếu không có bác Thanh giúp đỡ, gia đình tôi không biết trông vào đâu để thoát nghèo”.

Những thành công của ông đã góp phần tạo nên một vùng kinh tế trang trại tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho người lao động. Với những thành tích ấy, ông Nguyễn Văn Thanh đã nhiều năm liền được công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, thành phố, Trung ương. nVới những cách làm ăn như vậy, ông Thanh vinh dự là 1 trong 10 người và cũng là nông dân duy nhất được chọn là Công dân Thủ đô Ưu tú năm 2013.

Bán đất ở lấy tiền nuôi lợn

Xuất thân trong một gia đình làm nông nghiệp, từ nhỏ ông Nguyễn Văn Thanh đã phải cùng cha mẹ lam lũ cày cấy. “Thấm” nỗi khổ cùng cha mẹ, ông Thanh luôn trăn trở trong đầu câu hỏi: “Phải làm sao cho bố mẹ và bà con sống được trên chính đồng đất quê mình mà không phải bỏ quê đi làm ăn xa?”.

Thế nhưng, con đường tìm cho mình một nghề ổn định, với ông không hề dễ dàng. Ông đã từng xoay đủ thứ nghề từ chạy chợ đến phụ hồ, xe ôm, nhưng làm quần quật quanh năm vẫn chẳng đủ sống. Đúng lúc đang gặp khó khăn trong việc tìm nghề cho mình, Nhà nước có chủ trương phát triển ngành chăn nuôi. Nhận thấy đây là một thời cơ tốt để thoát nghèo, nhưng trong tay lại không có nổi lưng vốn, ông đã mang tài sản đến ngân hàng thế chấp vay tiền. Song do không được ngân hàng chấp thuận, ông về bàn với vợ bán cả nhà và đất ở để lấy tiền thuê đất ngoài bãi chăn nuôi lợn.

“Khi quyết định như thế, bạn bè, người thân, ai cũng can ngăn, có người còn bảo tôi nên dùng vốn đó để đi buôn sẽ nhanh giàu hơn, chứ ai lại mang cả cơ nghiệp gia đình đi đánh cược với con lợn như thế” - ông Thanh kể. Bán nhà và đất tổng được 50 triệu đồng, ông Thanh tìm thuê được 1 mẫu đất và bắt đầu dựng tạm lán trại, rồi đi mua 7 con lợn nái về nuôi. Vừa nuôi, ông vừa tìm đến trang trại ở các huyện khác học hỏi kinh nghiệm, cùng với đó, ông mua sách, báo viết về chăn nuôi để đọc. Nhờ thế sau 1 năm nuôi, lợn đã bắt đầu đẻ lãi. Cứ như thế, nhiều năm chăn nuôi ông Thanh đã tích trữ được lượng vốn khá.

Năm 2000, ông quyết định nhận thầu 8,84ha, xây dựng 72.000m2 chuồng trại tổng hợp vừa lợn nái đẻ bán giống, vừa chăn nuôi lợn thương phẩm. Cùng thời điểm đó, ông Thanh ký hợp đồng với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P của Thái Lan để cung ứng thức ăn chăn nuôi gia đình và dịch vụ bán thức ăn công nghiệp. “Tôi tính, để làm ăn lớn, chăn nuôi quy mô thì mình phải liên kết với họ, nhờ họ giúp đưa tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào cho mình chứ cứ giữ cách chăn nuôi truyền thống thì không thể được” -ông Thanh nói

Với sự hợp tác, hỗ trợ từ các chuyên gia của Công ty C.P, năm 2006, ông Thanh quyết định dồn lực vào đầu tư mạnh tay hơn, ông thành lập HTX Chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ. Từ đây, ông áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, hiện đại từ khâu sản xuất giống, cung ứng thức ăn đến cách phòng dịch, tiêu thụ sản phẩm đầu ra… nên dù đã trải qua nhiều đợt dịch lợn tai xanh, đàn lợn nhà ông vẫn “bình an vô sự”.

Truyền kinh nghiệm giúp dân làm giàu

Ông Thanh tự tin bảo, 18 năm trong nghề chăn nuôi lợn cho đến giờ ông chưa từng gặp thất bại nào đáng kể. Thị trường tiêu thụ lợn của ông đến giờ đã rộng khắp cả nước. Hiện tại, trang trại trong HTX của ông Thanh đang nuôi 1.300 con lợn nái với 1.000 lợn con giống, cùng 10.000 con lợn thịt. “Với giá lợn đang nhích lên, dự kiến năm nay, tôi thu về không dưới 20 tỷ đồng tiền lãi đâu chú ạ!” - ông Thanh phấn khởi chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thanh sinh năm 1963, hội viên Hội Nông dân xã Vạn Thái, Ứng Hòa, Hà Nội. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, ông đã mạnh dạn nhận thầu 8,84ha, xây dựng 72.000m2 chuồng trại để chăn nuôi lợn siêu nạc, tổng doanh thu đạt 93,812 tỷ đồng, lãi thực tế 19,7 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 46 lao động. Ngoài làm giàu cho bản thân, ông còn quan tâm đào tạo, chuyển giao kinh nghiệm, giúp đỡ 6 hộ thoát nghèo. Nhiều năm liền gia đình ông được công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, thành phố, Trung ương.


Khi được hỏi về kinh nghiệm thành công trong chăn nuôi lợn, ông Thanh bảo: Để nuôi lợn thành công rất dễ, nhưng cũng sẽ rất khó cho những người bảo thủ, không chịu học hỏi. Theo ông Thanh, để chăn nuôi lợn thì cần phải đặc biệt coi trọng công tác phòng dịch bệnh, từ cách xây dựng chuồng trại thoáng mát, phun khử trùng dịch bệnh thường xuyên đến việc xây dựng bể và xử lý phân thải của lợn cho đảm bảo. Ngoài ra, cách chọn giống lợn tốt cũng đóng vai trò rất lớn trong việc thành bại của mỗi chủ trang trại.

Bây giờ đã là chủ nhiệm HTX với trang trại chăn nuôi lớn, có doanh thu lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, tạo công ăn việc làm cho gần 50 lao động địa phương, ông Thanh không giữ riêng bí quyết chăn nuôi cho mình, mà thường xuyên tìm đến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng như các trang trại trong xã và huyện để truyền dạy kinh nghiệm. Nhờ thế mà nhiều hộ đã thoát nghèo, có thu nhập bền vững. “Ai cũng giữ làm giàu cho riêng mình thì ích kỷ quá, phải giúp bà con nhân dân cùng làm thì xã hội mới có thể phát triển được” - ông Thanh bảo.

Từng là một hộ nghèo nhất trong xã, được ông Thanh truyền dạy kinh nghiệm chăn nuôi và cung cấp lợn giống vào nuôi đã giúp cho hộ anh Nguyễn Văn Hướng, thôn Nội Xá, xã Vạn Thái không chỉ thoát nghèo mà đã có dư vốn để làm ăn. Anh Hướng bảo: “Nếu không có bác Thanh giúp đỡ, gia đình tôi không biết trông vào đâu để thoát nghèo”.

Những thành công của ông đã góp phần tạo nên một vùng kinh tế trang trại tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho người lao động. Với những thành tích ấy, ông Nguyễn Văn Thanh đã nhiều năm liền được công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, thành phố, Trung ương.

Hà Nội: Vinh danh 1.084 tập thể, cá nhân tiêu biểu năm 2013

Ngày 10.10, tại Hà Nội, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ kỷ niệm 59 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2013), biểu dương điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, biểu dương người tốt, việc tốt và trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô Ưu tú.

Thay mặt Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã chúc mừng, biểu dương 1.084 cá nhân, tập thể được tôn vinh. Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: Các phong trào thi đua yêu nước triển khai có hiệu quả đã trở thành động lực để mỗi công dân, cán bộ Thủ đô chung sức, chung lòng cùng chính quyền Thủ đô vượt qua mọi khó khăn, thách thức, để Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước; việc duy trì phong trào người tốt, việc tốt và sáng kiến vinh danh Công dân Thủ đô Ưu tú đã góp phần mang đến cho Hà Nội những thành công mới, khí thế mới để Thủ đô ngày càng phát triển.

Long Nguyên

Trần Quang (Trần Quang)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem