CEO hãng Audi kêu gọi các nhà sản xuất ô tô châu Âu làm điều này

Huỳnh Dũng Thứ năm, ngày 28/04/2022 11:21 AM (GMT+7)
Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Ludwig Erhard diễn ra cách đây vài ngày, CEO Markus Duesmann của Audi đã có những tuyên bố rất rõ ràng về tương lai của ngành công nghiệp ô tô châu Âu: Mục tiêu chung phải là từ bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch vào năm 2040.
Bình luận 0

Các nhà sản xuất ô tô của châu Âu nên từ bỏ nhiên liệu hóa thạch từ năm 2040, Giám đốc điều hành Audi của công ty mẹ Volkswagen Markus Duessmann cho biết, đồng thời kêu gọi mở rộng nhanh hơn công suất năng lượng tái tạo ở Bavaria, nơi Audi có trụ sở, và ở các nơi khác.

Các cuộc thảo luận này xảy ra xung quanh khi lệnh cấm vận năng lượng nhiên liệu, dầu mỏ toàn bộ Châu Âu có thể xảy ra đối với nhà cung cấp Nga trong bối cảnh Moscow xâm lược Ukraine, cũng mới đây hai nước Châu Âu là Ba Lan và Bulgaria đã bị Nga ngừng cung cấp khí đốt. Điều này đã và đang gây áp lực lên các công ty và chính phủ trong việc mở rộng đầu tư vào năng lượng tái tạo, với việc Mercedes-Benz hứa hẹn đầu tư mới vào năng lượng gió và năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho các nhà máy của họ. 

Phía Mercedes-Benz đặt mục tiêu giảm một nửa lượng khí thải CO2 vào năm 2030, cung cấp mục tiêu trung hòa CO2 vào năm 2039. Công ty này cũng sẽ hướng tới việc trang bị 70% năng lượng cần thiết cho sản xuất ô tô bằng năng lượng tái tạo vào năm 2030, tăng từ mức 45-50% ở hiện tại.

Duesmann: "Chúng ta phải dồn toàn lực cho những chiếc xe chạy bằng pin-điện để phục vụ nhu cầu di chuyển của từng cá nhân". Ảnh: @AFP.

Duesmann: "Chúng ta phải dồn toàn lực cho những chiếc xe chạy bằng pin-điện để phục vụ nhu cầu di chuyển của từng cá nhân". Ảnh: @AFP.

Mercedes-Benz từng cho biết, khoảng 15% năng lượng này sẽ đến từ các nhà máy năng lượng mặt trời và gió được liên kết với các cơ sở của Mercedes-Benz. Phần còn lại sẽ được cung cấp thông qua cái gọi là Thỏa thuận mua bán điện (PPA), trong đó các nhà sản xuất điện được trả tiền để tạo ra một lượng năng lượng nhất định trong một số năm với mức giá ấn định. Hiện tại, nhà sản xuất ô tô này cũng đang trong các cuộc thảo luận nâng cao để mua thêm năng lượng gió thông qua PPA trị giá một tỷ euro (1,09 tỷ USD) vào năm 2025.

Giám đốc điều hành Audi của Volkswagen Markus Duessmann cho biết tại một hội nghị: "Hãy can đảm như những người châu Âu và tự mình chấp nhận từ bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch từ năm 2040. Chúng ta phải dồn toàn lực cho những chiếc xe chạy bằng pin-điện để phục vụ nhu cầu di chuyển của từng cá nhân".

Audi sẽ ngừng bán ô tô động cơ đốt trong từ năm 2033. Công ty mẹ Volkswagen sẽ làm như vậy từ năm 2035 ở châu Âu và sau đó là ở Trung Quốc và Hoa Kỳ. Klaus Zellmer, thành viên hội đồng quản trị bán hàng của Volkswagen nói với tờ Muenchner Merkur: "Ở châu Âu, chúng tôi sẽ rời khỏi lĩnh vực kinh doanh xe đốt trong từ năm 2033 đến 2035, ở Hoa Kỳ và Trung Quốc muộn hơn. Ở Nam Mỹ và châu Phi, sẽ mất nhiều thời gian hơn do thực tế là các điều kiện khung chính trị và cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu". Chậm nhất là vào năm 2050, toàn bộ đội xe thuộc Tập đoàn Volkswagen sẽ không có khí CO2 nữa".

Tại châu Âu, Markus Duessmann đang đặt mục tiêu ô tô điện chiếm 70% tổng doanh số bán hàng vào năm 2030. Điều này giúp công ty chuẩn bị về khả năng thắt chặt các mục tiêu khí hậu của Liên minh châu Âu, và thậm chí vượt xa các mục tiêu đó. Bởi các nhà hoạch định chính sách của EU đã hạn chế việc phát thải khí thải, buộc các nhà sản xuất ô tô phải thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp hoặc đối mặt với các hình phạt nếu vượt quá giới hạn về lượng khí thải CO2.

Giám đốc điều hành Audi của Volkswagen cho biết, các nhà sản xuất ô tô của châu Âu nên từ bỏ nhiên liệu hóa thạch từ năm 2040, kêu gọi mở rộng nhanh hơn công suất năng lượng tái tạo ở Bavaria, nơi Audi có trụ sở và các nơi khác. Ảnh: @AFP.

Giám đốc điều hành Audi của Volkswagen cho biết, các nhà sản xuất ô tô của châu Âu nên từ bỏ nhiên liệu hóa thạch từ năm 2040, kêu gọi mở rộng nhanh hơn công suất năng lượng tái tạo ở Bavaria, nơi Audi có trụ sở và các nơi khác. Ảnh: @AFP.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô khác như BMW đã cảnh báo không nên tập trung hoàn toàn vào sản xuất xe điện quá sớm, với nhu cầu về động cơ đốt trong vẫn còn cao. Giám đốc điều hành BMW Oliver Zipse cho biết, các công ty phải cẩn thận để không trở nên quá phụ thuộc vào một số quốc gia được lựa chọn bằng cách chỉ tập trung vào xe điện, đồng thời nói thêm rằng vẫn còn đất sống cho ô tô động cơ đốt trong.

"Khi bạn nhìn vào công nghệ sắp ra mắt, sự thúc đẩy của xe EV, chúng ta phải cẩn thận vì đồng thời bạn sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào rất ít quốc gia", Zipse nói tại một hội nghị bàn tròn ở New York, nhấn mạnh rằng nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho pin chủ yếu do Trung Quốc kiểm soát. Vì vậy, nếu cuộc khủng hoảng thiếu chip, linh kiện sản xuất ô tô như hiện nay tiếp tục kéo dài, các nhà sản xuất ô tô sẽ gặp rất nhiều khó khăn, giá bán ô tô đặc biệt là xe điện theo đó có thể gia tăng.

Từ lâu, ông đã chủ trương chống lại các lệnh cấm bán ô tô động cơ đốt trong khi phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý đối với ngành công nghiệp ô tô, nhằm hạn chế lượng khí thải carbon và tác động đến môi trường của nó.

Zipse lập luận rằng, cung cấp những chiếc xe động cơ đốt trong tiết kiệm nhiên liệu hơn là chìa khóa quan trọng cả từ khía cạnh lợi nhuận và môi trường, Zipse lập luận, chỉ ra những lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng sạc và giá xe điện cao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem