Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động ở làng nghề

Trần Cửu Long Thứ tư, ngày 04/09/2024 07:38 AM (GMT+7)
UBND TPHCM đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, giai đoạn 2022 – 2030, trong đó có lao động ở làng nghề trên địa bàn TPHCM.
Bình luận 0
Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động ở làng nghề - Ảnh 1.

Nghề se nhang gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động do bụi phát sinh. Ảnh: T.Đ

Chương trình nhằm mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh nơi làm việc; phòng, chống bệnh tật, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của TP.

Mục tiêu cũng tiến tới đạt 100% người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng chống và được khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp vào năm 2030.

Chương trình được triển khai trên toàn TP, bao gồm các cơ sở lao động (cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh,…), người sử dụng lao động, người lao động; ưu tiên các cơ sở lao động nhỏ, vừa, khu vực nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi và lao động không có hợp đồng lao động và các cơ sở y tế.

Để thực hiện, Chương trình đề ra các giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm, như thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe và bệnh nghề nghiệp, sơ cấp cứu cho người lao động tại nơi làm việc; đẩy mạnh công tác quan trắc môi trường lao động tại nơi làm việc; truyền thông, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và bệnh nghề nghiệp…

Báo cáo tình hình bảo tồn và phát triển làng nghề ở TP.HCM năm 2023 của Hội Nông dân TP.HCM cho thấy, còn nhiều hộ sản xuất trong làng nghề có đời sống khó khăn nên chưa thể đầu tư thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất, nhất là xử lý bụi nhang gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động ở làng nghề - Ảnh 2.

Do thiếu vốn, nhiều cơ sở se nhang ở Làng nghề se nhanh Lê Minh Xuân chưa thể đầu tư thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường giúp bảo vệ sức khỏe người lao động. Ảnh: T.Đ

Ông Nguyễn Văn Của, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lê Minh Xuân, địa bàn có làng nghề se nhang cho biết, thực tế khi sản xuất nhang sẽ sinh ra bụi nhang gây ô nhiễm môi trường sản xuất. Chính quyền địa phương đã nhìn thấy vấn đề của làng nghề và đang tìm giải pháp hạn chế bụi nhằm đảm bảo sức khỏe người lao động.

Theo thống kê báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, TP.HCM có khoảng 370.000 người lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, số người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp chỉ dao động khoảng 1/3 mỗi năm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem