Chăn nuôi an toàn sinh học: Giải pháp để vượt qua "bão dịch"

PV Thứ ba, ngày 03/12/2019 22:10 PM (GMT+7)
Chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp hiệu quả nhất để chống lại các loại dịch bệnh, trong đó có dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành hiện nay, đồng thời đây cũng là giải pháp phát triển bền vững đối với ngành chăn nuôi nước nhà.
Bình luận 0

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra từ tháng 2 năm 2019 đến nay đã lan rộng trên hầu hết các tỉnh, thành phố cả nước (63/63 tỉnh, thành), nhiều cơ sở chăn nuôi lợn phải đóng cửa, do đó số lượng đàn lợn giảm. 

Clip: Chăn nuôi an toàn sinh học: Giải pháp để vượt qua "bão dịch"

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hiện thịt lợn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thịt và bữa ăn của người Việt, nếu không có giải pháp kịp thời nguy cơ thiếu thịt là rất lớn, nhất là trong dịp cuối năm 2019 và năm 2020. Nhưng có tín hiệu đáng mừng là trải qua nhiều tháng dịch tả lợn châu Phi xảy ra, từ thực tiễn đã xuất hiện rất nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học thích ứng, thích nghi được với dịch…

Hầu hết các ý kiến của doanh nghiệp, các địa phương đều cho rằng, trong bối cảnh chưa có vắc xin phòng chống dịch tả lợn châu Phi, nuôi lợn an toàn sinh học là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn và kiểm soát đại dịch này.

Theo Cục Chăn nuôi, chăn nuôi lợn an toàn sinh học đóng vai trò rất quan trọng, mang tính bền vững, đặc biệt trong bối cảnh bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến rất phức tạp trong phạm vi cả nước.

img

Chăn nuôi an toàn sinh học - giải pháp phòng, chống hiệu quả dịch tả lợn châu Phi (Ảnh: IT)

Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đưa ra con số: “Nếu như năm 2016 cả nước có 2.147 trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học, chiếm tỷ lệ 18,3%, tổng đầu con trên 2,1 triệu con, chiếm tỷ lệ 6,6% thì sang năm 2017 số trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học của cả nước tăng lên gần 2.500 trang trại (tăng 15,6%) và chiếm tỷ lệ 24,4% với tổng đàn xấp xỉ 2,8 triệu con, chiếm tỷ lệ 9,3%”. Số liệu thống kê mới nhất năm 2018, số trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học tăng lên trên 2.500 trang trại, tăng 0,8% so với năm 2017, chiếm tỷ lệ 25,6% số trang trại chăn nuôi lợn của cả nước với tổng đầu con trên 2,82 triệu con, chiếm tỷ lệ 9,9%.

Qua đó, có thể nhận thấy xu hướng số lượng trang trại chăn nuôi lợn và tổng đầu con lợn… được áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học ngày càng gia tăng so với các năm trước. Thực tế cũng chỉ ra rằng, đối với những cơ sở trang trại chăn nuôi làm tốt công tác an toàn sinh học đến nay cơ bản giữ được an toàn dịch bệnh đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Nhấn mạnh vai trò của chăn nuôi an toàn sinh học, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương nghiên cứu, xem xét, cân nhắc việc tái đàn lợn gắn với chăn nuôi an toàn sinh học. Cùng với đó, Bộ sẽ nghiên cứu các phương án để thúc đẩy nhiều hơn nữa hình thức liên kết chăn nuôi theo một chuỗi khép kín từ các nguyên liệu đầu vào (thức ăn, con giống, thuốc thú y....) cho đến sản phẩm đầu ra và tiêu thụ sản phẩm (giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm).

Đây cũng là yêu cầu đặt ra nhằm nâng sức cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi nước nhà, trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem