Châu Á ồ ạt đóng mới 1.000 tàu chiến, hơn 100 tàu ngầm vì ai?

Chủ nhật, ngày 04/05/2014 10:30 AM (GMT+7)
Trong vòng gần 20 năm tới, châu Á-Thái Bình Dương sẽ biến thành một trường cạnh tranh quân bị khổng lồ. Trong đó, các nước sẽ thi nhau đóng mới hơn 1.000 chiến hạm và hơn 100 tàu ngầm.
Bình luận 0
Theo nguồn tin từ Tổ chức thông tin tình báo quốc tế cao cấp của Mỹ (AMI) – một cơ quan phân tích thuộc hải quân Mỹ cho biết, khu vực châu Á- Thái Bình Dương đã vượt châu Âu trở thành thị trường đóng tàu lớn thứ hai thế giới. Dự kiến đến năm 2032, khu vực này sẽ đầu tư khoảng 200 tỷ USD vào lĩnh vực đóng mới tàu ngầm và tàu chiến, chiếm 25% thị trường tàu mới trên toàn cầu.

Khi đó, hải quân khu vực châu Á- Thái Bình Dương sẽ đóng mới ít nhất 1.000 chiến hạm có chiều dài 30m trở lên và 100 tàu ngầm, chiếm 40% số lượng tàu ngầm đóng mới trên phạm vi toàn cầu.
Biên đội tàu chiến Trung Quốc hành quân trên biển
Biên đội tàu chiến Trung Quốc hành quân trên biển

Theo phân tích, nhu cầu hiện đại hóa quân sự và hải sự đã thúc đẩy các nước tăng cường mua sắm vũ khí mới, nâng cấp các trang bị hiện có, nâng cao công tác huấn luyện tác chiến.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều phát triển theo kiểu Ấn Độ, ví dụ như Singapore tăng cường quân bị để phòng chống hải tặc ở eo biển Malacca và đề phòng một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng trong tương lai với Malaysia và Indonesia.

Bên cạnh đó, một bộ phận thị trường chỉ là xuất phát từ yêu cầu của kế hoạch dài hạn của quốc gia nhằm nâng cấp, thay thế các trang bị có tính chất phòng thủ trên biển.
Tàu ngầm Type 039 – lớp Tống của hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm Type 039 – lớp Tống của hải quân Trung Quốc

Bộ phận khác thì xuất phát từ yêu cầu khẩn cấp để bảo vệ chủ quyền quốc gia trước các mối đe dọa đến môi trường giao thương trên biển và các nguồn lợi hải dương.

Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan… phải nỗ lực tăng cường quân bị trước ngân sách quốc phòng khổng lồ và sự đầu tư khủng khiếp cho lực lượng hải quân của Trung Quốc.

Chi tiêu ngân sách quốc phòng trung Quốc năm 2014 tăng tới 12,2%, lên 132 tỷ USD, tiếp tục mức tăng 2 con số liên tục trong vòng 20 năm qua. Chỉ tính riêng năm 2013, Hải quân Trung Quốc được biên chế mới 17 tàu chiến các loại, đứng thứ nhất thế giới về số lượng.

Nhật Bản là nước có lực lượng hải quân hùng mạnh cũng phải kiêng nể Trung Quốc
Nhật Bản là nước có lực lượng hải quân hùng mạnh cũng phải kiêng nể Trung Quốc

Dự kiến 10 năm tới, lực lượng Hải quân nước này sẽ có trong tay 3 hàng không mẫu hạm, có thể vượt trên cả Ấn Độ và Nhật Bản, uy hiếp đến cả địa vị của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Điều đó sẽ có tầm ảnh hưởng to lớn tại các khu vực biển đang có tranh chấp.

Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu an ninh-quốc phòng, chính phủ các nước châu Á-Thái Bình Dương đang đẩy mạnh nghiên cứu cơ chế tăng chi quốc phòng cho mua sắm trang bị, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc phòng, biến khu vực này thành thị trường chạy đua vũ trang và cạnh tranh quân bị lớn nhất trên thế giới.
An Ninh Thủ Đô (Theo An Ninh Thủ Đô)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem