"Chạy án" là gì? Góc nhìn pháp lý về hành vi "chạy án"

Q.Trung Thứ ba, ngày 21/02/2023 15:29 PM (GMT+7)
Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, "chạy án" là gì? Có văn bản nào quy định cụ thể về "chạy án"?
Bình luận 0

Trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Hà Thị Khuyên (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, chạy án chỉ là thuật ngữ mang tính ám chỉ của hành vi vi phạm pháp luật.

"Chạy án" là gì? - Ảnh 1.

Luật sư Hà Thị Khuyên - Đoàn luật sư TP Hà Nội. Ảnh: NVCC

Hiện nay, pháp luật không có quy định về khái niệm "chạy án" là gì. Tuy nhiên có thể hiểu "chạy án" là việc dùng mọi thủ đoạn để bóp méo, xoay chuyển vụ án theo hướng có lợi cho người phạm tội.

Hành vi này đã xâm phạm đến các chuẩn mực đúng đắn, quy trình hoạt động, trách nhiệm làm việc trong cơ quan tổ chức.

Theo luật sư Khuyên, đánh vào tâm lý của những người vướng vào vòng lao lý, muốn được giảm án hoặc để được cải tạo không giam giữ, không ít đối tượng đã tiếp cận, "nổ" mình có nhiều mối quan hệ, có thể "chạy án".

Tuy nhiên, sau khi tạo được lòng tin và chiếm đoạt tiền của bị hại, các đối tượng này đã sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân, hoặc mục đích khác.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tội phạm lừa đảo qua hoạt động "chạy án"... có cơ hội thực hiện hành vi phạm tội.

Trong đó, có thể kể đến như nhiều người dân thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, tin tưởng vào những vẻ ngoài hào nhoáng, tin vào những mối quan hệ của những đối tượng khoe mẽ về vị trí công tác.

Tiếp đến, nhiều người dân coi nặng đồng tiền, đề cao giá trị của đồng tiền và cho rằng có thể dùng tiền để đạt được nhiều mục đích mà pháp luật không cho phép dẫn đến nảy sinh các ý định đưa hối lộ để đạt được mục đích của mình. Trong đó có những mục đích chạy án...

Về xử lý trách nhiệm, luật sư Khuyên cho biết, tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi "chạy án", đối tượng sẽ bị xử lý theo các tội danh theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015.

Cụ thể, nếu người thực hiện hành vi "chạy án" không có chức vụ, quyền hạn, người này có thể bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

Bởi người này không có chức vụ, quyền hạn, không thể can thiệp và thực hiện được việc thay đổi tội danh, khung hình phạt, …. có lợi cho người phạm tội nhưng vẫn nhận tiền hòng chiếm đoạt tài sản của người khác.

Trường hợp nếu người này có chức vụ, quyền hạn nhận tiền để "chạy án", có thể bị xử tội Nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015.

Ngày 20/2, Công an tỉnh Quảng Ninh đã tạm giữ hình sự Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Hiện Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục điều tra việc trên. Theo nguồn tin này, Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca đã có hành vi nhận một khoản tiền để "chạy án".

Cũng theo nguồn tin, các đối tượng đưa tiền cho Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca nhằm mục đích "chạy án", có liên quan tới một vụ án mà Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố về đường dây "Mua bán trái phép hóa đơn" nhằm mục đích trốn thuế.

Hiện vụ án này đang được Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục điều tra.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem