Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mặc dù TP.HCM không phải là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn của cả nước. Tuy nhiên, thành phố hiện đóng góp 1 tỷ lệ rất lớn vào lĩnh vực thủy sản chế biến. Nhiều sản phẩm thủy hải sản chế biến tại TP.HCM, đặc biệt là huyện Cần Giờ được thị trường trong và ngoài thành phố ưa chuộng.
Huyện Cần Giờ có diện tích đất tự nhiên là 70.455,34ha, chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố, với 43.000ha đất sản xuất nông nghiệp, khoảng 10.000 ha nuôi trồng thủy sản.
Theo kế hoạch 1784 năm 2022 của UBND TP.HCM, nghề chế biến thủy sản tại huyện Cần Giờ là 1 trong 7 ngành nghề nông thôn được TP.HCM đưa vào định hướng bảo tồn và phát triển.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Cần Giờ có 66 cơ sở chế biến thủy hải sản, với 240 lao động (xã Cần Thạnh 14 cơ sở, xã Long Hòa 47 cơ sở, xã Thạnh An 3 cơ sở, xã Tam Thôn Hiệp 1 cơ sở và xã Bình Khánh 1 cơ sở). Trong đó, chế biển sản phẩm khô cá dứa một nắng chiếm 20% tổng sản lượng chế biến.
Mục đích việc phát triển các sản phẩm chế biến từ thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng giá trị; xây dựng thương hiệu riêng cho thủy hải sản tại địa phương.
Năm 2019, cá dứa Cần Giờ đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hiện nay, một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng khác của địa phương như: hàu, tôm nước lợ... đang chuẩn bị thực hiện thủ tục quy trình được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Theo UBND huyện Cần Giờ, đây là giải pháp nâng cao thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Huyện đã có chiến lược từng bước xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.
Mới đây, các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản, đặc sản của huyện Cần Giờ đã tích cực tham gia Chương trình "1.000 câu chuyện sản phẩm OCOP" do Sở Công Thương, Sở NNPTNT TP.HCM và sàn thương mại điện tử Tiki phát động.
UBND huyện Cần Giờ nhận định, trong thời gian tới và định hướng đến năm 2030, nông nghiệp được xác định là ngành kinh tế quan trọng chiếm tỷ trọng thứ hai, sau ngành thương mại dịch vụ tại huyện Cần Giờ.
Nông nghiệp huyện Cần Giờ sẽ bảo đảm cung cấp sản phẩm thực phẩm cho thành phố, các tỉnh lân cận, cung ứng nguồn nguyên liệu cho chế biến sản phẩm OCOP và phục vụ khách tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn.
Riêng lĩnh vực chế biến thủy sản, được huyện Cần Giờ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, số lượng hàng lớn, để tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường.
Huyện Cần Giờ xác định lợi thế để tạo nét riêng cho sản phẩm của mình. Đặc biệt là chất lượng phải khác biệt và giá thành phải chăng. Trong thời gian tới ngoài việc truyền thông, quảng bá nâng cao thương hiệu, Cần Giờ tiếp tục có sự quan tâm đến xây dựng ổn định vùng nguyên liệu để duy trì chất lượng, sản lượng phục vụ cho trong thời gian tới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.