Chế biến
-
Trước “cơn bão” đô thị hóa, nhiều làng nghề truyền thống đứng trước mối đe dọa xóa sổ, thế nhưng làng nghề đồ xôi “độc nhất vô nhị” ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (Hà Nội) lại phát triển một cách mạnh mẽ.
-
Ngày trước, bà con nông dân vùng đất đầu nguồn Nam Bộ đón Tết từ cả ba bốn tháng trước. Nhà nhà đều chăm sóc vật nuôi rất chu đáo, liệu lượng sao cho đến Tết heo đúng tạ, gà vừa ký.
-
Cứ đến mùng 4 tết người dân thôn Yên Trường, xã Trường Yên huyện Chương Mỹ lại có tục ăn thịt chó, họ nào ít thì 30 cân nhiều có khi lên đến vài tạ.
-
Năm nào cũng vậy, đúng 30 Tết là người dân quê tôi lại tát mương bắt cá ăn Tết. Trong tiết trời se lạnh ngày cuối năm, tận tay bắt từng con cá trong mương mới cảm nhận hết được những điều thú vị, nét văn hóa đặc trưng của dân quê miền Tây sông nước.
-
Không hiểu từ bao giờ, người dân Yangon, thủ đô cũ của Myanmar lại mê mẩn loại rau húng thơm đến thế. Mà thật lạ, dù không biết tường tận xuất xứ của loại rau thảo dược này, nhưng thực đơn trong những bữa tiệc sum vầy của người Myanmar tại những nhà hàng Việt lại không thể thiếu món ăn kèm rau húng Láng thơm thơm, bùi bùi, nồng nàn nơi cánh mũi.
-
Từ chuồng trại của các “vua dê” Ninh Bình, thịt dê được xả và tiêu thụ ngay tại chỗ để làm nên đặc sản đất Ninh Bình. Câu "rượu ngon, cơm cháy, thịt dê", là những món ẩm thực nổi tiếng đã được lan truyền cả nước vì sự đặc sắc, đậm đà bản sắc của vùng đất cố đô.
-
Thứ hương vị cay cay, thơm nồng nhấn nhứ nơi đầu lưỡi của hạt tiêu Việt Nam là gia vị không thể thiếu với ông chủ Nhà Trắng - Tổng thống Obama, từ ăn hàng ngày đến tiệc chiêu đãi…
-
“Cứ vào dịp Tết, tôi lại về thăm quê. Đối với tôi, Tết ở Việt Nam mang những nét riêng rất độc đáo. Nếu do công việc ở Mỹ bộn bề không thể về quê vui hết Tết, tầm tháng Chạp tôi lại bay về để thưởng thức huơng vị quê nhà trong những ngày cuối năm”.
-
Năm năm trở lại đây, cứ mỗi dịp chuẩn bị đón xuân về, đồng bào Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam lại chuẩn bị đầy đủ mâm quả cúng theo phong tục Tết Nguyên đán cổ truyền và cùng nhau thưởng thức bữa cơm tất niên chan chứa tình đoàn kết của bản làng.
-
Theo phong tục ở nhiều nơi trong các làng quê Việt, sau ngày cúng đưa ông Táo 23 tháng chạp là nhà nhà chuẩn bị đón tết Nguyên đán - tết lớn nhất trong năm. Để có thịt kho nước dừa, có mỡ gói bánh tét, bánh chưng, người dân trong các làng quê thường rủ nhau đụng lợn (heo)… chia thịt ăn tết.