Thị trường bất ngờ đảo chiều vào cuối phiên
Đà tăng trong phiên sáng của Vn-Index đã bị đánh mất hoàn toàn trong phiên chiều. Chỉ số bất ngờ gặp phải áp lực bán mạnh và đảo chiều giảm nhẹ xuống dưới tham chiếu. Phiên giao dịch 2/4 khép lại với sắc đỏ bao trùm thị trường. Kết phiên , Vn-index giảm 2,72 điểm ( 0,28%) xuống 985,81 điểm; Hnx-Index giảm 0,24 điểm ( 0,22%) xuống 107,48 điểm và Upcom-Index giảm 0,29% xuống 57,1 điểm. Độ rộng thị trường khá cân bằng với 320 mã tăng và 311 mã giảm điểm.
Hàng loạt Bluechip đã thu hẹp đà tăng điểm như FPT, GAS,VNM đã tác động tiêu cực lên thị trường. Một số mã bất ngờ đảo chiều giảm điểm vào cuối phiên như VIC, VHM, VRE,VCB. Việc SAC, BID giảm sâu hơn 1% cũng là nhân tố tác động đến giảm điểm của Vn-Index.
Vẫn duy trì được tín hiệu lạc quan là nhóm dầu khí: PVB, PVS, PVC, PVD vẫn giữ được đà tăng trên 1%. Các cổ phiếu thuộc ngân hàng giữ được sắc xanh như MBB, KLB… Công nghệ thông tin đang là nhóm tăng điểm mạnh nhất thị trường với mức tăng 1,08% : CMG, FPT, ELC
Mặc dù thị trường điều chỉnh nhưng vẫn xuất hiện điểm sáng đến từ giao dịch khối ngoại khi họ mua ròng trên tổng 3 sàn với tổng giá trị gần 280 tỷ đồng. Lực mua tập trung ở các mã VIC (66 tỷ) và MSN(107 tỷ) trên sàn HOSE. VGC là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX (15 tỷ) .Thanh khoản ở mức cao với 19.650 tỷ đồng cũng ảnh hưởng đến mức giảm điểm của thị trường.
VinCommerce tiếp nhận thêm 87 cửa hàng tiện lợi Shop&Go với giá 1USD
Được thành lập từ 2005, công ty Cửa hiệu và Sức Sống (Shop&Go) hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng. Cửa hàng đầu tiên của Shop&Go đi vào hoạt động năm 2006 tại TP. HCM. Sau 14 năm thành lập, hiện tại Shop&Go đang vận hành 87 cửa hàng, trong đó có 70 cửa hàng tại TP HCM và 17 cửa hàng tại Hà Nội nằm tập trung ở trong các quận nội thành.
Chuỗi cửa hàng Shop&Go đã nhượng lại cho công ty con của tỷ phú Phạm Nhật Vượng với giá 1 USD
Shop&Go đi theo mô hình cửa hàng tiện lợi với đặc trưng hoạt động 24/24h mỗi ngày, kinh doanh hàng hóa tiêu dùng, đồ ăn nhanh, thức uống pha chế, các dịch vụ tiện ích như máy rút tiền tự động ATM, bán thẻ nạp điện thoại, thẻ gọi điện thoại đường dài IDD card... Đối tượng khách hàng chính của Shop&Go là những người nhắm đến sự tiện lợi trong phong cách phục vụ với những sản phẩm chất lượng cao, môi trường sạch sẽ và hiện đại tại cửa hàng.
Tuy nhiên, do kinh doanh không hiệu quả, chuỗi cửa hàng này đã phải sang nhượng sang cho công ty con của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Cụ thể, Công ty VinCommerce, đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup, đang quản lý hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ vừa công bố việc sẽ nhận chuyển nhượng chuỗi 87 cửa hàng Shop&Go với giá… 1 USD từ ngày 2.4.2019,
Các cửa hàng Shop&Go sau sáp nhập sẽ được chuyển đổi, nâng cấp mọi mặt từ cơ sở vật chất, hàng hoá, chất lượng nhân sự cũng như thống nhất cơ chế quản lý theo tiêu chuẩn của hệ thống siêu thị VinMart & VinMart+ hiện nay. Dự kiến toàn bộ công đoạn tiếp nhận và chuyển đổi sẽ được hoàn tất trong tháng 4.2019.
Sau khi nhận sáp nhập Shop&Go, VinCommerce của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường bán lẻ với 108 siêu thị VinMart và khoảng 1.900 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên toàn quốc.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Dù vậy, do cổ phiếu VIC bất ngờ quay đầu giảm điểm ở phiên chiều khiến cho tài sản chứng khoán của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT VinGroup giảm nhẹ xuống còn 7,7 tỷ USD. Tuy giảm so với cuối tháng 3, song tài sản của ông Phạm Nhật Vượng vẫn cao hơn 1,1 tỷ USD so với thời điểm Forbes công bố danh sách người giàu thế giới năm 2019 vào ngày 5.3.
TheoBCTC năm 2018 của Vingroup, hàng tồn kho giảm 2% cho thấy mảng kinh doanh bán lẻ phát triển của Vingroup đang phát triển rất nhanh; Doanh thu tăng từ 89 tỷ lên gần 122 tỷ gần27%. Lợi nhuận kế toán trước thuế từ đầu năm 2018 đến cuối năm 2018 tăng từ 9 tỷ lên gần 14 tỷ (tăng 31%).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.