Chiêm ngưỡng hiện vật xưa của Hoàng Thành Thăng Long

Bài, ảnh: Hoàng Tuấn Thứ bảy, ngày 05/12/2015 08:15 AM (GMT+7)
Hoàng thành Thăng Long xưa là kinh đô của Đại Việt, bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long, qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn, ... được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Bình luận 0

Hoàng thành Thăng Long là di sản ngàn đời của cha ông ta truyền lại. Trong đó Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính với con đường hoàng đạo nối Cột Cờ Hà Nội qua Đoan Môn dẫn vào điện Kính Thiên, phía sau có Hậu Lâu.

Dấu tích điện Kính Thiên là khu nền cũ và bốn rồng đá từ thời nhà Lê, thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng. Lối vua đi là 2 rồng đá đầu to nhô cao,  miệng hé mở, ngậm hạt ngọc. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện ở trên. Trên lưng rồng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. Hai thành bậc ở hai bên thềm điện là hai con rồng được cách điệu hoá. Nếu nhìn từ dưới lên, đôi rồng phủ phục từ trên cao xuống như đang bái phục nhà vua. Nhìn từ trên Điện xuống, vẫn hình dáng đôi rồng phủ phục, nhưng dáng vẻ lại như đang sẵn sàng chờ lệnh vua ban để bay cao.

Đoan Môn là cổng thành phía Nam của Cấm thành, là nơi ở của nhà vua và hoàng tộc, cũng là nơi làm việc tập trung của triều đình. Đoan Môn nổi bật với ba tầng lầu uy nghi, tráng lệ. Hậu lâu (lầu phía sau) là hành cung, nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành. Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, có rất nhiều hiện vật được phát hiện, như những nền cung điện với chân cột, rồi cả giếng cổ, gạch, phù điêu. Có tượng rồng, phượng, được các nhà nghiên cứu mỹ thuật khẳng định là mô típ hoa văn thời Lý. Việc phát hiện ra lâu đài này được coi là bằng chứng rõ ràng nhất về sự hoành tráng của Hoàng Thành Thăng Long từ thời Lý-Trần.

Đến thăm quan và ngắm nhìn những di sản, hiện vật ngàn đời của tổ tiên Đại Việt, trong tôi bỗng dâng lên một cảm xúc tự hào, thấm thía với câu thơ của nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ đã viết:

Ai về xứ Bắc ta đi với/Thăm lại non sông giống Lạc Hồng/Từ độ mang gươm đi mở cõi/Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”.

img

img

img

Rồng đá điện Kính Thiên được đánh giá là di sản kiến trúc tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ.

img

img

img

img

img

Đoan Môn – cổng vào Cấm thành, là nơi ở của nhà vua và hoàng tộc, với  tấm biển đá ghi hai chữ “Đoan Môn” được xác định có từ thời Lý.

img

img

Cột Cờ cao 60m được xây dựng năm 1812 dưới triều Gia Long nhìn từ Đoan Môn.

img

Hậu lâu (lầu phía sau) là hành cung, nơi nghỉ ngơi của cung nữ.

img

img

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu  có rất nhiều hiện vật được phát hiện như nền cung điện với chân cột.

img

Rồng thời Lý trên các phù điêu bằng đất nung tại di tích khai quật tại khu vực số 8 Hoàng Diệu.

img

Giếng nước thời Trần với gạch ghép kiểu lá rất đẹp và  kiên cố.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem