Chó dại
-
Sau khi bị chó cắn, bệnh nhân chủ quan, không sơ cứu, không tiêm vaccine kháng dại, kéo dài thời gian ủ bệnh dẫn đến tử vong.
-
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương liên tục tiếp nhận nhiều trẻ em bị chó cắn với nhiều thương tích nghiêm trọng như đứt tai, nát mặt...
-
Chó dại cắn 6 người ở Mê Linh (Hà Nội): "Sau khi cắn người, con chó tiếp tục cắn nhiều con chó khác"
Thông tin với Dân Việt, Chủ tịch UBND xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội) ông Tạ Quang Rồng cho biết, con chó cắn 6 người ở xã Mê Minh và xã Hoàng Kim ngày 23/6 là giống cho ta. -
Từ đầu năm 2023 đến nay, Đồng Nai đã phát hiện nhiều trường hợp chó mắc bệnh dại cắn người dẫn đến tử vong hoặc phải tiêm huyết thanh phòng dại.
-
Hai bệnh nhi ở Nghệ An được đưa đến bệnh viện cấp cứu với các triệu chứng nghi do chó dại cắn và đã không qua khỏi.
-
Theo Bộ NNPTNT, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021, bệnh dại đã làm chết 1.026 người (trung bình mỗi năm có 85 người chết vì bệnh dại) và trên 5,2 triệu người phơi nhiễm và buộc phải điều trị dự phòng (tổn thất trên 15.000 tỷ đồng).
-
Ngày 6/6, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) xác nhận, trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do bị chó dại cắn.
-
Giai đoạn 2017 - tháng 8/2021, cả nước ghi nhận 378 người tử vong vì bệnh Dại tại 52/63 tỉnh, thành phố, trung bình mỗi năm có 76 người tử vong, giảm 15% so với giai đoạn 2012 – 2016. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, người tử vong do bệnh Dại chỉ đứng sau dịch Covid-19.
-
Theo cảnh báo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) trong những năm gần đây, bệnh dại đang có xu hướng tăng cao trở lại, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này do tập quán thả rông súc vật của người dân, và sự chủ quan của người dân khi bị chó, mèo cắn.
-
Đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Gia Lai cho thấy: Gia Lai là tỉnh có tỷ lệ tử vong vì bệnh dại cao nhất khu vực Tây Nguyên.