Nuôi heo bằng bỗng rượu nếp than, chả tốn mấy tiền mua thức ăn, một nông dân Sóc Trăng có của ăn của để

Nguyễn Hữu Nhãn, Hội ND xã An Thạnh 2 Thứ hai, ngày 18/11/2024 15:12 PM (GMT+7)
Mô hình nấu rượu nếp than, lấy bỗng rượu (hèm rượu) nuôi heo phát triển kinh tế của gia đình chị Quách Thị Phương Loan, xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho hiệu quả kinh tế tốt.
Bình luận 0
Hiệu quả từ mô hình nấu rượu nếp than, lấy bỗng rượu (hèm rượu) nuôi heo phát triển kinh tế gia đình của hội viên nông dân xã An Thạnh 2.
Trong những năm gần đây nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu được nhận rộng trên địa bàn huyện giúp nhiều hộ nông dân ổn định kinh tế vươn lên thoát nghèo, nhưng tiêu biểu nhất tại xã An Thạnh I2 là mô hình nấu rượu nếp than kết hợp nuôi heo phát triển kinh tế của gia đình chị Quách Thị Phương Loan, sinh năm 1970, hội viên nông dân ấp Sơn Ton, xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng).

Chị là hội viên, nông dân tiêu biểu, gương mẫu đi đầu và vận động gia đình, người thân, các chị em trong xóm chấp hành tốt mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại địa phương.

Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nông và buôn bán nhỏ lẻ, lại thuộc diện gia đình cận nghèo tại xã, qua nhiều lần làm ăn thất bại, chị vẫn không nản trí, chịu khó nghiên cứu học hỏi thêm nghề nấu rượu từ ông bà để lại.

Ban đầu chị nấu rượu từ nếp thường để bán, nhưng do nhu cầu tiêu thụ thị trường về rượu nếp than ngày càng cao, chị không ngại học hỏi và tìm hiểu thêm kinh nghiệm về cách làm ra rươu nếp than.

Sau nhiều lần nghiên cứu và thử nấu thì chị cũng nấu thành công rượu nếp than và mang thương hiệu riêng của gia đình.

img

Thương hiệu rượu nếp than của gia đình chị Quách Thị Phương Loan, nông dân xã xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Tận dụng bỗng rượu (hèm rượu)-phế phẩm cuối cùng trong quá trình chưng cất rượu nếp, chị Loan dùng làm thức ăn cho heo.

Chị tâm sự: “Qua thời gian tìm hiểu tôi thấy công dụng của rượu nếp than rất tốt cho sức khỏe nên đã mạnh dạn đầu tư vào việc nấu rượu bán để phát triển kinh tế gia đình. 

Khi nấu rượu thì nguồn hèm  rượu (bỗng rượu) nấu ra không biết phải như thế nào nên chị đã nảy sinh ra ý định là tận dụng hèm rượu để nuôi heo. 

Số lượng rượu nếp than bán ra hàng ngày dao động khoảng hơn 20 lít, giá 35.000 đồng/lít, thu nhập trên 700.000 đồng/ngày.

Và số bống rượu (hèm rượu)-phế phẩm cuối cùng dùng nuôi được 1 con heo nái và 14 heo thịt, mỗi năm gia đình chị được hơn 100 triệu đồng từ nuôi heo.

Trong tổ chị luôn phát huy vai trò của người hội viên chủ động vận động chị em xây dựng những mô hình hay những việc làm hiệu quả như thực hiện việc hùn vốn xoay vòng trong tổ.

Hàng tháng chị chủ động rủ chị em trong tổ tiết kiệm 200.000 đồng/người để giúp những chị em có hoàn cảnh khó khăn mượn để thực hiện việc chi tiêu trong gia đình với tổng số tiền gần 6 triệu đồng mỗi tháng. 

Với việc làm thiết thực của chị, từ năm 2019 đến nay đã giúp được 23 lượt chị em mượn đồng vốn xoay vòng với tổng số tiền hơn 138 triệu đồng. 

Qua đó các chị em hội viên của tổ điều đã phát triển kinh tế gia đình ổn định và hàng năm thành viên trong tổ điều đạt 3 tiêu chuẩn phong trào thi đua và đạt 8 tiêu chí xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch.

Chính quyền địa phương cũng đánh giá cao mô hình làm ăn của chị Quách Thị Phương Loan và cũng mong muốn chị tiếp tục phát huy góp phần làm ổn định kinh tế đại phương nói riêng và phát triển kinh tế huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) nói chung.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem