Chồng đòi ly hôn vì 10 năm vợ không cho "gần gũi" do căn bệnh kỳ lạ

Thứ tư, ngày 12/09/2018 11:56 AM (GMT+7)
Cô Lu, 42 tuổi đến từ Hàng Châu đã mắc một căn bệnh kỳ lạ từ cách đây 10 năm nhưng không ai tin những gì cô nói.
Bình luận 0

Ngay cả chồng cô cũng cho rằng vợ mắc vấn đề tâm lý khi mỗi lần muốn “gần gũi” vợ thì cô Lu đều lảng tránh. Đã vài năm, 2 vợ chồng không hề làm chuyện ấy khiến chồng cô Lu vô cùng tức giận, thậm chí còn đe dọa: “Nếu không cho chạm vào người thì ly hôn!”

Cuối cùng không còn cách nào khác, vì muốn cữu vãn cuộc sống hôn nhân, cô Lu đã tìm tới bệnh viện và may mắn gặp được bác sĩ Zhong jianbo, khoa Da liễu, bệnh viện Nhân dân số 1 ở Hàng Châu thuộc trường Đại học Y Chiết Giang.

img

Cô Lu không dám gần gũi chồng vì cơn đau bệnh kỳ lạ khiến chồng cô bực tức đe dọa ly hôn.

Bệnh lạ cô Lu mắc không thể nhìn bằng mắt thường

Hóa ra vấn đề của cô Lu bắt nguồn từ bàn tay phải, cô Lu không thể chạm ngón tay của mình vào bất cứ đâu. Mỗi khi chạm vào, cô cảm thấy đau tới tận tim gan, giống như kim đâm, càng ngày càng nghiêm trọng, dù chỉ một cơn gió lạnh thổi qua đầu ngón tay cũng khién cô đau tới rơi nước mắt.

Cô Lu đã luôn phải nắm tay lại để tránh va chạm vào ngón tay gây đau đớn, cô cũng gần như ít làm được việc nhà vì vậy trong mắt nhièu người, cô Lu là người phụ nữ lười biếng.

Lúc đầu, cô Lu không biết phải đi đâu để khám, sau khi được giới thiệu tới bác sĩ Zhong Jianbo, dau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán cô bị u cuộn mạch dưới móng tay.

U cuộn mạch dưới móng là gì?

Cuộn mạch là một cấu trúc giải phẫu nằm dưới da, nằm ở nhiều vị trí trên cơ thể cũng như trong các cơ quan, nhưng thường gặp nhất ở đầu các ngón tay, ngón chân. Cấu trúc này là một phức hợp trong đó chủ yếu là các thông nối trực tiếp từ động mạch sang tĩnh mạch (còn gọi là các kênh Sucquet-Hayer) mà không qua hệ thống lưới mao mạch. Ngoài ra là các loại tế bào và các đầu mút thần kinh đi cùng các mạch máu. Cuộn mạch có vai trò quan trọng trong điều hòa nhiệt độ cơ thể.

img

U cuộn mạch hiếm gặp

U cuộn mạch hiếm gặp, chiếm chưa đến 2% u mô mềm, tỷ lệ ác tính rất thấp (<1%), chiếm dưới 1% các u của bàn tay. Thường gặp nhất ở các đầu ngón tay, ngón chân, tuy nhiên có thể gặp ở vị trí khác hoặc ở nhiều vị trí.

Bác sĩ Zhong Jianbo cũng cho biết đã gặp nhiều bệnh nhân như cô Lu và có người đã chịu đựng suốt 40 năm. Tuy nhiên vì không có nhiều bác sĩ biết về căn bệnh này nên bệnh nhân khó tìm được đúng nơi để điều trị.

Bác sĩ Zhong cũng chia sẻ: “Bệnh này không dễ dàng nhận biết nhưng lại gây đau đớn không ít. Có bệnh nhân thậm chí còn đau tới mức muốn dùng dao chặt đứt luôn ngón tay.”

Với những bệnh nhân bị u cuộn mạch họ gần như không thể chạm tay vào bất cứ đâu ngay kể cả nước hoặc có khi chỉ việc giơ tay lên cũng gây đau đớn. Cơn đau của người mắc bệnh này rất khó hiểu so với những người bình thường.

Sau khi được tiến hành phẫu thuật, nỗi khổ của cô Lu suốt 10 năm qua đã được giải quyết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh u cuộn mạch dưới móng

Những khó chịu xuất hiện chủ yếu khi có va chạm vào vùng búp ngón tay trong sinh hoạt hàng ngày. Khó chịu chính là triệu chứng đau buốt và có thể lan dọc lên phần trên của ngón tay, thường không kéo dài lâu và xuất hiện trở lại nhanh khi có kích thích tiếp theo.

img

U cuộn mạch dưới móng nếu nằm nông có thể thấy sắc ánh xanh dưới móng tay.

Trong một số trường hợp vì u cuộn mạch dưới móng nằm khá nông, ngay dưới móng nên một số trường hợp có thể quan sát thấy một tổ chức có màu sắc ánh xanh dưới móng tay của bệnh nhân và các thăm khám kích thích tại chỗ khá là đặc hiệu để chẩn đoán.

Nhưng u cuộn mạch vị trí búp ngón thì không có khả năng quan sát trên lâm sàng, các kích thích trực tiếp gây các triệu chứng của biểu hiện kích thích thần kinh khá rõ ràng nhưng không dễ dàng khu trú được vị trí của khối u cuộn mạch vì nằm khá sâu. 

Theo Sohu

Hoàng Dương (Khám phá)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem