Theo phương án thứ nhất, cán bộ công chức cơ quan trung ương sáng làm việc từ 9-12 giờ, chiều từ 13-18 giờ; cán bộ công chức Hà Nội sáng từ 8 giờ 30-12 giờ, chiều từ 13-17 giờ 30.
Học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở sẽ học từ 8 giờ sáng đến 17 giờ 30 chiều; học sinh trung học phổ thông học sáng từ 7-11 giờ, chiều từ 12 giờ 30-16 giờ 30.
|
Ùn tắc thường xuyên xảy ra tại Hà Nội |
Sinh viên đại học khu vực quận Cầu Giấy và Thanh Xuân học sáng từ 6-11 giờ, chiều từ 12-17 giờ; sinh viên đại học khu vực quận Đống Đa, Hai Bà Trưng sáng học từ 7-12 giờ, chiều từ 13-18 giờ.
Các trung tâm thương mại mở cửa từ 9 giờ 30-23 giờ.
Phương án thứ 2 khác phương án 1 là sinh viên đại học 4 quận nội thành được điều chỉnh như sau: Quận Cầu Giấy và Thanh Xuân sáng từ 7-12 giờ, chiều từ 13-18 giờ; Quận Đống Đa và Hai Bà Trưng sáng từ 8-13 giờ, chiều từ 14-19 giờ.
* Chiều 27.10, bên hành lang Quốc hội, trả lời báo chí việc Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đề nghị thí điểm với hai nhóm đối tượng là sinh viên và trung tâm thương mại, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết phương án chính thức sẽ do Chính phủ quyết định.
Bộ trưởng Thăng cho biết: Để có phương án điều chỉnh giờ làm việc này đã có cả một đề án cụ thể, có nghiên cứu khoa học và cả thực tiễn từ bao nhiêu năm nay rồi. Không có chuyện hôm nay thích lên hay hứng lên thì làm, thì qui định giờ này mai lại quy định giờ khác.
Về việc Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh phát biểu trên hội trường Quốc hội hôm nay rằng “giải pháp lệch giờ” là chắp vá, Bộ trưởng Thăng cho biết: Các giải pháp giảm ùn tắc giao thông có giải pháp lâu dài và trước mắt. Các giải pháp trước mắt cũng nằm trong tổng thể chứ không phải chắp vá. Nhưng để giải quyết cơ bản ùn tắc tại các đô thị lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì phải đầu tư xây dựng các phương tiện chuyên chở lớn, đó là tàu điện ngầm và đường sắt trên cao, nhưng để làm được điều đó cần phải có tiền bạc, thời gian.
Bộ trưởng Thăng cũng đồng tình với đề xuất cho rằng Quốc hội cần có một Nghị quyết về giám sát tối cao của Quốc hội để toàn dân, toàn hệ thống chính trị vào cuộc giải quyết vấn đề giao thông. Bộ trưởng cũng đồng tình với việc lấy phiếu tín nhiệm đối với vị trí Bộ trưởng nếu không thực hiện hiệu quả việc giảm ùn tắc và tai nạn giao thông như đề nghị của Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp Lê Thị Nga trong chiều 27.10 tại hội trường Quốc hội.
Sỹ Lực
Vui lòng nhập nội dung bình luận.