Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn: Nghị quyết lịch sử về Hội Nông dân Việt Nam

Ngọc Lê Thứ năm, ngày 21/12/2023 15:52 PM (GMT+7)
Như Dân Việt đã thông tin, ngày 20/12/2023, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Bình luận 0

Trao đổi với PV, Đồng chí Lương Quốc Đoàn- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Đây là Nghị quyết lịch sử của Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp Nông dân Việt Nam.

Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn: Nghị quyết lịch sử về Hội Nông dân Việt Nam - Ảnh 1.

Đồng chí Lương Quốc Đoàn- Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Theo Chủ tịch Lương Quốc Đoàn, yêu cầu về đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp, vận động quần chúng nhân dân trong giai đoạn này cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ. Chính vì thế, ngay tại nhiệm kỳ Đại hội VII, BCH Trung ương Hội NDVN đã xây dựng dự thảo Nghị quyết để trình Bộ Chính trị cho ý kiến góp ý. "Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của Hội, tập thể BCH khóa VII đã nỗ lực tập trung trí tuệ để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết từ sớm và rất mừng là khi trình lên Bộ Chính trị đã được các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị cho ý kiến nhất trí cao".

Chủ tịch Lương Quốc Đoàn cho biết: Trên thực tế, hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của Đảng. Ngày 15/12/2000, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 59- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam. Sau đó, ngày 3/12/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Kết luận số 61-KL/TW về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân (HND) Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và xây dựng giai cấp nông nhân Việt Nam giai đoạn 2010- 2020. Và đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có Nghị quyết về đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Có thể thấy, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết vào đúng thời điểm chuẩn bị diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023- 2028) có ý nghĩa vô cùng to lớn, củng cố niềm tin, sự tự hào của cán bộ, hội viên, nông dân cả nước vào sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân, giai cấp nông dân Việt Nam.

Đồng thời, Chủ tịch Lương Quốc Đoàn cũng nhấn mạnh: Nghị quyết sẽ là cơ sở để cấp ủy Đảng các tỉnh, thành phố căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hóa hoạt động của Hội Nông dân sát với thực tiễn địa phương, đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, làm cơ sở để giúp cho toàn hệ thống Hội Nông dân Việt Nam đổi mới phương thức hoạt động ngày càng hiệu quả, thiết thực hơn, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn: Nghị quyết lịch sử về Hội Nông dân Việt Nam - Ảnh 2.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đổi mới phương thức tập hợp, vận động hội viên nông dân tham gia vào tổ chức Hội. Trong ảnh: Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN Lương Quốc Đoàn trao đổi với cán bộ, hội viên nông dân trong phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Theo Chủ tịch Lương Quốc Đoàn: Trong giai đoạn hiện nay, người nông dân bây giờ đã có sự thay đổi, đã khác trước rất nhiều, nông dân không còn thuần nông hoàn toàn, mà có sự pha trộn giữa các giai tầng ngay trong một gia đình, trong từng thôn, xóm, bản. Ngay bản thân người nông dân cũng có sự phân tầng khác nhau, khi một bộ phận nông dân vượt hẳn lên để trở thành những nông dân có thu nhập hàng chục, hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Những nông dân như thế, họ có suy nghĩ, có tầm nhìn vượt lên hẳn. Hay ngay trong địa bàn nông thôn, cũng không còn thuần nông như trước, bây giờ rất khó tìm ra những xã thuần nông hoàn toàn, mà ở đó có sự pha trộn giữa các giai tầng, gồm có cả nông dân, công nhân, trí thức, cán bộ hưu trí... Thậm chí, có cả sự pha trộn giữa giai cấp công nhân và nông dân, có sự phân tầng trên địa bàn nông thôn với sự xuất hiện của các HTX, các ông chủ tích tụ ruộng đất, các trang trại, hợp tác xã, có những "công nhân nông nghiệp

Bên cạnh đó, dự kiến, tới đây, Thủ tướng Chính phủ sẽ ký Quyết định ban hành Đề án Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp. "Quá trình chuẩn bị Đề án, xây dựng nội dung đã nhận được sự đồng tình rất cao của các Bộ, ngành, hiện Đề án đã được hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ. Đây chính là cơ sở để giúp hoạt động của các cấp Hội đi vào thực chất, hiệu quả, cũng là để cụ thể hóa Nghị quyết số 20- NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới"- Đồng chí Lương Quốc Đoàn cho biết.

Lung linh sắc xanh chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VIII 2023 - 2028 - Ảnh 1.

Trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại Hà Nội.

Nghị quyết số 46- NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra hai mục tiêu chính đối với việc đổi mới, nâng cao chấy lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam.

Đối với mục tiêu tổng quát, Nghị quyết nêu rõ: Đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào nông dân, xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh; làm tốt vai trò đại diện; động viên, cổ vũ nông dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ, tích cực tham gia phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Đối với mục tiêu cụ thể, Nghị quyết đề ra các mục tiêu phấn đấu hàng năm như sau:

- Kết nạp từ 200.000 hội viên nông dân mới trở lên.

- 100% cán bộ hội nông dân chuyên trách các cấp, chi hội trưởng chi hội nông dân được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ.

- Đào tạo, bồi dưỡng nghề cho từ 250.000 hội viên nông dân, lao động nông thôn trở lên; bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho 50.000 nông dân xuất sắc, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện trở lên.

- Thành lập mới 5.000 tổ hội nông dân nghề nghiệp, 500 chi hội nông dân nghề nghiệp.

- Vận động từ 450.000 hội viên nông dân trở lên tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã; thành lập mới 1.000 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và 200 hợp tác xã nông nghiệp.

- 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu, trong đó có 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

- 100% hội viên nông dân tham gia bảo hiểm y tế; 50.000 hội viên nông dân trở lên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem