Tại Mỹ, chỉ số S&P 500 chốt phiên giảm 2% còn 1.256,88 điểm - mức thấp nhất từ tháng 12.2010, chỉ số công nghiệp Dow Jones cũng giảm 2% còn 11.613,30 điểm.
|
Các nhà đầu tư tại Mỹ và châu Âu vẫn còn quan ngại về tình hình Nhật Bản |
Trong ngày hôm qua, Mỹ đón nhận thông tin từ Bộ Thương mại cho biết doanh số nhà mới khởi công trong tháng 2 giảm 22,5% còn 479.000 căn. Giấy phép xây dựng giảm 8,2% còn 517.000. Riêng chỉ số giá sản xuất trong cùng tháng do Bộ Lao động công bố tăng 1,6%.
Chứng khoán châu Âu giảm phiên thứ sáu. Cổ phiếu của các ngân hàng lớn như BNP Baribas SA và HSBC Holdings Plc đều giảm, sau khi dịch vụ xếp hạng tín nhiệm Moody hạ hạn mức tín dụng của Bồ Đào Nha. Cổ phiếu của các hãng xe lớn như Renault SA và Bayerische Motoren Werke AG đều giảm hơn 2%. Chỉ số Stoxx Europe 600 của châu Âu giảm 1,6%, còn 262,69 điểm.
Chỉ số chứng khoán chính của 15 trong số 18 thị trường Tây Âu đều giảm, trong đó, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,7%, chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 2,2%, chỉ số DAX của Đức giảm 2%.
Trong khi đó, chứng khoán châu Á chốt phiên chiều 17.3 phục hồi lần đầu tiên trong tuần. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng 5,7%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0,7%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1,8%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,1%. Chỉ số MSCI của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng cửa tăng 3,1% lên 128,8 điểm.
Thúy Yên
Theo Bloomberg
Vui lòng nhập nội dung bình luận.