Chuẩn hoá theo xu hướng quốc tế
Một trong những điểm then chốt trong Quyết định phê duyệt Chương trình Sữa học đường Quốc gia (Quyết định số 1340/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tâm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành) là quy định chất lượng sữa được sử dụng trong chương trình. Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế xây dựng và ban hành các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, định mức, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện tại, Bộ Y tế đang hoàn thiện và chuẩn bị ban hành quy chuẩn Sữa học đường để lấy cơ sở triển khai.
Trẻ em trường mầm non xã Nghĩa Hội (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) uống sữa học đường TH school milk trong bữa xế tại trường.
Các nghiên cứu khoa học của quốc tế chỉ ra rằng, trẻ em từ 0 tuổi tới 12 tuổi là giai đoạn phát triển tới 86% thể lực và trí lực của đời người. Để tận dụng tối đa sự phát triển của “lứa tuổi vàng” này, nhiều nước trên thế giới đã tập trung chăm sóc bữa ăn học đường và giải pháp chủ yếu là cung cấp sữa trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ.
Sữa học đường hiện đã trở thành hoạt động mang tính toàn cầu do Liên Hợp Quốc kêu gọi trong 1 thế kỷ qua và đã có 60 quốc gia hưởng ứng. Trong đó, hầu hết các nước (trong đó có những nước không có truyền thống sản xuất sữa tại châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…) đều ưu tiên chọn sữa tươi sạch – loại sữa giữ nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng và bổ sung các vi chất cần thiết cho trẻ.
Tại Việt Nam những năm qua, do chương trình sữa học đường chưa được chính thức phê duyệt, không có quy chuẩn về sản phẩm sữa dùng trong trường học nên việc kiểm soát thiếu chặt chẽ; thậm chí bị biến tướng. Thực trạng này nếu không được giải quyết sớm sẽ làm cho ly sữa của trẻ uống tại trường không cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ, đe doạ sự thành công của chương trình Sữa học đường Quốc gia.
Trong Quyết định, Chính phủ yêu cầu đưa ra chuẩn sữa học đường (làm từ sữa tươi sạch) lần này cũng sẽ tạo tiền đề để Bộ Y tế hiện thực hoá quyết tâm, như Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng nhấn mạnh: “Bộ Y tế lo ngại sữa kém chất lượng tràn vào trường học. Vì thế, trong nội dung chương trình, chúng tôi đã soạn thảo xong quy định về tiêu chuẩn sữa học đường làm từ sữa tươi nguyên liệu có bổ sung vi chất dinh dưỡng phù hợp với thể trạng trẻ em Việt Nam”.
“Sau khi Nhà nước ban hành quy chuẩn sữa học đường, không chỉ TH true MILK mà bất cứ doanh nghiệp nào đủ điều kiện cũng có thể đấu thầu tham gia. Bản thân chúng tôi đã chuẩn bị một cách bài bản để tham gia chương trình này với định hướng không vì mục tiêu lợi nhuận; thậm chí chỉ nhận hoà vốn để góp phần khẳng định tầm vóc, trí tuệ người Việt. Chúng tôi mong tinh thần đó lan toả đến các hãng sữa tham gia chương trình này” - Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH cho biết.
|
Hành trình dài của ly sữa tươi quy chuẩn
GS.TS Lê Thị Hợp, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia kể: Năm 2013 khi còn là viện trưởng, bà đi khảo sát dinh dưỡng tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An và thấy tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học khá phổ biến, ở mức 26% (cao hơn cả tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi).
Biết Nghĩa Đàn là nơi Tập đoàn TH sản xuất ra sữa tươi TH true MILK đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, bà muốn gặp Chủ tịch Tập đoàn này để kêu gọi tài trợ nguồn sữa, cải thiện tình hình. Bà Thái Hương – Chủ tịch Tập đoàn TH lúc đó cũng đang ấp ủ thực hiện chương trình sữa học đường và đang muốn tìm bằng được công thức sữa giàu dinh dưỡng, phù hợp nhất cho trẻ Việt Nam. Một sự kết hợp giữa nhà khoa học – doanh nghiệp vừa có tâm, vừa có lực bắt đầu từ đây.
Ngay sau đó, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cùng với các chuyên gia Pháp và Tập đoàn TH thực nghiệm nghiên cứu lâm sàng công thức sữa học đường trên 3.600 học sinh tại 15 trường học tại Nghĩa Đàn. Sản phẩm nghiên cứu ra được đặt tên TH School Milk, sản xuất hoàn toàn từ sữa tươi của TH, bổ sung vi chất phù hợp với thể trạng của trẻ. Mỗi học sinh uống 1 ly/ngày, 5 ngày/tuần, liên tục trong 5 tháng. “Các chỉ số chiều cao, cân nặng và tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng được cải thiện rõ rệt. Những ngày triển khai chương trình, Bộ trưởng Y tế yêu cầu báo cáo thường xuyên, còn bà Thái Hương liên tục gọi điện hỏi thăm tình hình” – bà Hợp chia sẻ.
Bà Bùi Thị Nhung- Chuyên gia dinh dưỡng học đường (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khẳng định sữa học đường TH school milk đạt hiệu quả cải thiện thể lực cho trẻ sau nghiên cứu lâm sàng tại Nghĩa Đàn (Nghệ An).
Trong suốt quãng thời gian thực hiện nghiên cứu lâm sàng, TH true MILK đã tổ chức ít nhất 7 cuộc họp, hội thảo lấy ý kiến của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, giáo dục đóng góp cho mô hình Sữa học đường và quy chuẩn sữa học đường. Sản phẩm TH School Milk ra đời với nhiều tâm huyết như vậy. TH School Milk sau đó được Bộ Y tế xác nhận có hiệu quả trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em. Tháng 6/2015, sản phẩm này được công nhận là thực phẩm tốt nhất ASEAN; tháng 9/2015 đạt giải vàng chất lượng tại Triển lãm Thực phẩm thế giới tại Nga.
Đầu năm 2016, tại Lễ trao giải Gulfood Awards trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế chuyên ngành thực phẩm Gulfood Dubai lần thứ 7 do Trung tâm Thương mại Thế giới tổ chức tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất), Giải thưởng Sáng kiến tốt nhất về sức khỏe học đường (Best Health Education Initiative awards) cũng đã được trao cho TH School Milk. Giải thưởng được trao trên cơ sở về chất lượng sản phẩm và những đánh giá về việc tập đoàn TH là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam sản xuất sữa tươi học đường bổ sung vi chất dinh dưỡng.
Chính những thành công của TH School Milk là cơ sở để Chính phủ và Bộ Y tế xây dựng quy chuẩn sữa học đường làm từ sữa tươi, bổ sung vi chất dinh dưỡng. Từ sự tiên phong đi đầu của ly sữa chuẩn học đường TH school milk, hi vọng trong tương lai, trẻ em trên khắp Việt Nam đều được thụ hưởng ly sữa đạt chuẩn, đảm bảo phát triển tầm vóc, thể lực một cách hiệu quả.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.