Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngân hàng Nhà nước cho biết, các tổ chức tín dụng (TCTD) có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt từ 80% chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng (nới room) dựa trên cơ sở điểm xếp hạng. Theo đó, việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng không cần phải đề nghị.
Quyết định này được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong bối cảnh tín dụng toàn hệ thống tăng 6,63% so với cuối năm 2023, tính đến ngày 26/8.
Bà Lê Thu Uyên, Chuyên gia phân tích ngành ngân hàng tại Chứng khoán tại VPBankS nhận định, chính sách nới hạn mức của Ngân hàng Nhà nước sẽ là động lực cho các ngân hàng cạnh tranh hơn nữa trong việc giành room tín dụng và thị phần. Do đó, chính sách lãi suất sẽ trở nên ưu đãi hơn, có lợi cho người đi vay nhưng có thể đánh đổi bằng biên lãi thuần (NIM) giảm nhẹ cho ngân hàng.
Đáng chú ý, các ngân hàng đạt 80% room tín dụng từ đầu năm sẽ được gia tăng room tín dụng từ 2 – 2,5% tùy từng ngân hàng.
Theo đó, các ngân hàng như ACB, HDBank, LPBank, Techcombank ... đã hoặc sắp đạt mốc 80% room tín dụng, sau khi được tăng, room tín dụng mới tại các ngân hàng này sẽ ở mức từ 18 đến 18,7%.
Với mục tiêu tăng trưởng 15%, các ngân hàng sẽ còn phải tăng dư nợ thêm 1,135 triệu tỷ đồng cho đến hết năm.
Theo dự phóng của VPBankS, nếu các ngân hàng sử dụng được 90% room tín dụng đã được giao từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước không nâng lãi suất điều hành và tăng trưởng GDP đạt 6% thì tăng trưởng tín dụng có thể đạt 14,83%, gần sát mục tiêu của Chính phủ.
Liên quan đến tăng trưởng tín dụng, bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc khối nghiên cứu của Công ty Chứng khoán MB (MBS) kỳ vọng, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 14% trong năm 2024 với kịch bản tăng trưởng GDP là 6,5% cho cả năm.
Theo bà Hiền, cho vay bán lẻ dự kiến sẽ phục hồi mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2024 dẫn dắt bởi tài chính tiêu dùng, thẻ tín dụng và cho vay mua ô tô nhờ hiệu ứng từ lãi suất cho vay thấp. Tính đến 7 tháng đầu năm 2024, tổng doanh số bán lẻ ghi nhận mức tăng trưởng 8,7% so với cùng kỳ.
Giám đốc khối nghiên cứu MBS tin rằng, hoạt động cho vay mua nhà sẽ giữ tốc độ tăng trưởng tương tự như trong 6 tháng đầu năm nay, chủ yếu nhờ sự phục hồi của giao dịch bất động sản thứ cấp.
Đối với mảng khách hàng doanh nghiệp, theo MBS dự báo, hoạt động nhập khẩu và xây dựng hạ tầng sẽ là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2024.
Đầu tư công và tư nhân nhích lên 2,3% trong 7 tháng năm 2024 và 6,7% trong nửa đầu năm 2024. Bà kỳ vọng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tăng cường giải ngân các dự án đầu tư công trong nửa cuối 2024 như sân bay Long Thành và cao tốc Bắc Nam để hoàn thành 95% kế hoạch Thủ tướng giao. Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu sẽ tăng 15-16% vào năm 2024, nhờ mức tăng trưởng 18,5% đạt được trong 7 tháng đầu năm 2024.
Các ngân hàng được kỳ vọng có những đặc điểm sau sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng cao hơn trong thời gian còn lại của năm 2024, theo bà Hiền đó là các nhà băng thuộc các nhóm.
Thứ nhất, ngân hàng có NIM cao hơn. Đơn cử như một số ngân hàng có thể hy sinh (NIM) bằng cách giảm lãi suất cho vay, bao gồm: VPB, MBB, TCB và HDB.
Hai là, các ngân hàng chất lượng tài sản vững chắc. Theo đó, các ngân hàng có chất lượng tài sản đã được kiểm chứng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 (tính đến thời điểm hiện tại) sẽ có vị thế tốt hơn. Các ngân hàng này như ACB, VCB, TCB có thể vượt qua áp lực trích lập dự phòng trong các quý tới khi tín dụng tiếp tục tăng trưởng.
Ba là, nhóm ngân hàng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong lịch sử. Các ngân hàng chứng tỏ được khả năng hấp thụ tín dụng trong bối cảnh áp lực trả trước cao trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2026 có khả năng duy trì tăng trưởng. Khả năng phục hồi này đặc biệt có giá trị do nhu cầu yếu đã trải qua từ nửa cuối năm 2023 đến nay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.