Chuyên gia mách nước doanh nghiệp Việt thắng kiện phòng vệ thương mại
Chuyên gia mách "chiêu" để doanh nghiệp Việt thắng trong các vụ kiện Phòng vệ Thương mại của nước ngoài
An Linh
Thứ năm, ngày 14/12/2023 06:00 AM (GMT+7)
Theo luật sư Đinh Ánh Tuyết, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Văn phòng Luật sư IDVN, điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) là hình thức phổ biến khi các biện pháp hạn chế gia nhập thị trường bằng thuế quan bị cấm khi tham gia sân chơi chung WTO và các FTAs.
Vậy làm gì, chủ động như thế nào trước các nguy cơ của các cuộc điều tra, khởi kiện về chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống lẩn tránh thuế được các nguyên đơn khởi xướng. Tại Toạ đàm "Các giải pháp hạn chế điều tra Phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam" do báo điện tử Dân Việt tổ chức mới đây, LS, Đinh Án tuyết chỉ ra những chiêu thức mà doanh nghiệp Việt có thể làm để thắng kiện.
Theo Luật sư Tuyết, thứ nhất các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các thông tin thông qua ý kiến của các Cơ quan thương mại của Việt Nam tại Hoa Kỳ, hoặc các nước mà chúng ta xuất khẩu.
"Thông tin từ Cục phòng vệ thương mại là nơi đầu mối nắm tất cả các vụ kiện của Hoa Kỳ. Cùng đó là Văn phòng luật sư như chúng tôi để tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật các thông tin quan trọng về diễn biến thị trường thường xuyên cho doanh nghiệp", bà này nêu.
Thứ 2, dù mỗi thị trường khác nhau sẽ có cách điều tra khách nhau. Ví dụ "Mỹ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Canada, Mehico những vụ việc mà chúng tôi tham gia đều có những đặc thù nhất định. Nhưng, điểm chung là đều nhắm tới ở các vụ kiện đó là vùng nguyên liệu, sản xuất bán hàng của doanh nghiệp. Đây là điều là điều mà các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị ngay từ đầu, trong đó cần phải lưu giữ hồ sơ từ những ngày đầu đầm phán, sắp xếp tài liệu theo thứ tự và gọn gàng", bà Tuyết nói.
Theo vị này, có những doanh nghiệp còn không chịu lưu giữ hồ sơ về đàm phán ngay từ đầu, hồ sơ mua hàng, bán hàng bị thất lạc, đây là điều mà các doanh nghiệp cần phải tránh. Các doanh nghiệp cần phải có những phần mềm thật sự tốt để lưu trữ dữ liệu.
"Khi chúng ta cần dữ liệu thì sẽ rất dễ dàng để tìm ra dữ liệu thuận tiện hơn. Như mọi người đã biết, thời gian điều tra thương rất ngắn, Cơ quan điều tra càng ngày càng thắt chặt hơn việc gia hạn điều tra, vì họ coi Doanh nghiệp Việt Nam đã có kinh nghiệm rồi. Bây giờ, nếu có xin gia hạn điều tra cũng chỉ gia hạn được 1 - 2 tuần. Như vậy, Doanh nghiệp có sẵn hệ thống hồ sơ truy xuất nguồn gốc và tài liệu hồ sơ thì điều đó rất hữu ích", bà Tuyết nhấn mạnh.
Vị trọng tài quốc tế cho rằng: Cách thức điều tra không chỉ là chống bán phá giá nữa mà còn điều tra chống lẩn tránh khi áp thuế, và truy xuất nguồn gốc hàng hoá, thậm chí những đó, còn khó chống đỡ hơn là chống bán phá giá.
"Với chống bán phá giá, ít nhiều doanh nghiệp còn có thể sử dụng tài liệu của mình để có được mức thuế không quá tệ. Theo như tôi đánh giá, có khoảng 5% phần lớn doanh nghiệp của chúng ta tự vệ được, thế nhưng mà với những vụ việc lẩn tránh khi áp thuế theo các nước khác rất lớn và khó chống đỡ được", bà Tuyết nhấn mạnh.
Theo bà này, những vấn đề này chưa xảy ra với các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đã xảy ra với các Doanh nghiệp của các nước khác. Đấy là vấn đề về kiểm soát truy xuất nguồn gốc rất quan trong. Ngoài ra, vấn đề lao động cưỡng bức, quyền sở hữu trí tuệ, về môi trường.
"EU yêu cầu doanh nghiệp phải có chứng nhận về môi trường nếu không đạt có thể chịu một mức phạt gần tương đương với thuế chống bán phá giá và trợ cấp. Với những vấn đề về lao động cưỡng bức, Việt Nam gần như chưa bị cáo buộc, một số nước xung quanh chúng ta đã bị rồi", bà Tuyết lấy ví dụ.
Luật sư Tuyết nói thêm: Chúng ta mua nguyên liệu từ các nước khác như nguyên liệu từ Trung Quốc. Vấn đề quan trọng đặt ra là vai trò của các Hiệp hội, như Hiệp hội gỗ, Hiệp hội thép cần phải cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Nếu có điều tra doanh nghiệp phải nộp đơn xin hưởng mức thuế ưu đãi, hợp tác với cơ quan điều tra trả lời hết tất cả cả những gì họ yêu cầu", bà Tuyết nói.
Tương tự đã có một doanh nghiệp của Nhật Bản không ý thức được nộp tài liệu hồ sơ trước hạn, đúng theo hệ thống của cơ quan điều tra yêu cầu. Trong đó, yêu cầu bản hồ sơ phải nộp công khai và bản bí mật cần phải tách bạch để nộp, nếu không đáp ứng doanh nghiệp rất dễ bị loại ra khỏi cuộc chơi.
"Tôi nghĩ rằng các Hiệp hội đóng vai trò cầu nối, vai trò quan trọng thuê luật sư cùng với luật sư, nhanh chóng ứng phó với các các vụ kiện", bà Tuyết nhấn mạnh thêm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.