Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trao đổi với PV Dân Việt về chủ đề phòng vệ thương mại đối với hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là cá tra, basa, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI: Thực tế không tránh được các vụ kiện, điều tra PVTM, vì vậy doanh nghiệp nên cần nhận biết để sống chung hiệu quả, khi xảy ra có biện pháp ứng phó như vậy việc tuyên truyền cần duy trì như ngành cá tra, basa đang làm.
Ngay từ vụ việc đầu tiên thì các Bộ ngành, hiệp hội, các liên đoàn,… nhận diện được rằng, do chúng ta thiếu hiểu biết nên bị động, từ đó việc phổ biến tuyên truyền mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, các chính sách PVTM ngày càng thay đổi và diễn biến theo định hướng lớn hơn.
Chúng ta tiếp tục phải thay đổi và việc phổ biến tuyên truyền vẫn phải tiếp tục. Với ngành thủy sản nói chung, cá tra và basa nói riêng, không có khuyến nghị cụ thể, nhưng cũng xin lưu ý, PVTM như chúng ta từng biết sẽ không còn như vậy nữa, chúng ta phải ứng phó với những điểm mới.
Chống lẩn tránh thuế cũng sẽ là câu chuyện phức tạp trong thời gian tới, chứ kể các biện pháp khác trong quá trình tố tụng,… DN phải làm quen với điều đó. Về thị trường, ngành thủy sản tập trung xuất khẩu vào 1, 2 thị trường có thể là rủi ro. Nhưng, nỗ lực đa dạng hóa thị trường thì với các thị trường khác cũng có thể có các biện pháp PVTM nhưng dù vậy rủi ro sẽ giảm khi chỉ phụ thuộc vào 1 thị trường.
Ngoài ra, PVTM các nước có thể khác nhau, chúng ta phải luôn trong tâm thế tìm hiểu, không chủ quan để có thể ứng phó với PVTM từ các nước Từ bài học của ngành thủy sản – bài học kinh nghiệm tốt về PVTM đó là, trong lúc tập trung phát triển thị trường đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nguy cơ PVTM và các nguy cơ khác để giữ được thị trường xuất khẩu.
Các DN cần phải có chuẩn bị bài bản và lâu dài, ứng phó nhất thời không làm được như chuẩn hóa chuỗi quy trình cho sản xuất, sổ sách kế toán,… chúng ta phải làm thường xuyên chứ không đợi đến lúc bị kiện, có nguy cơ mới chuẩn bị.
Kể cả tiền bạc, ngay lập tức theo vụ kiện ở Mỹ, chi phí rất tốn kém, nếu DN không có chuẩn bị lúc đó sẽ bị bất ngờ và không thể xoay sở kịp. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị về con người, phải có đào tạo nhất định đối với nhân sự trong DN.
Phối hợp là không thể tránh khỏi, vì PVTM không phải của 1 doanh nghiệp mà là của ngành. Cuối cùng, từ bài học cá tra, cá basa bị kiện PVTM không có nghĩa là hết đường, như qua rà soát có thể giảm thuế xuống 0%. Điểm nữa, có cơ hội le lói trong các vụ kiện PVTM thì sao? Như sau vụ kiện đình đám trong quá khứ về PVTM, nhiều người dân Mỹ đã biết đến cá tra, cá basa của Việt Nam.
Theo đại diện VCCI, không giống như một số ngành nghề khác thường xuyên bị điều tra về C/O, ngành thuỷ sản Việt Nam với lợi thế về chi phí sản xuất và giá thành rẻ, vì vậy luôn bị các nước, nhất là thị trường Mỹ kiện chống bán phá giá.
Bà Trang cho rằng, thực tế các điều tra về C/O bản chất là xuất xứ là tránh chống lẩn tránh thuế. Chúng ta bị vạ lây vì sử dụng nguyên phụ liệu của những đối tượng bị áp thuế từ các nước bị áp thuế. Đối với ngành thủy sản, nguy cơ bị kiện lẩn tránh thuế không quá lớn vì chúng ta tương đối tự chủ về nguyên liệu và sản xuất.
Thế nhưng, không có nghĩa là ngành thủy sản "miễn dịch" trước các nguy cơ này. Ngành thủy sản đang gia tăng chế biến mạnh nhưng nguồn chế biến không tăng tương ứng do đó chúng ta phải tăng nhập khẩu. Từ đó, có thể tạo ra nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh thuế. Với chống bán phá giá, không phải ngành nào có lợi thế về chi phí thấp, giá thành rẻ mới có nguy cơ, mà bất cứ ngành nào cũng có thể đối mặt với nguy cơ này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.