Chuyện vá đường, sửa nhà miễn phí của những nông dân

An Nam Thứ sáu, ngày 09/06/2023 09:15 AM (GMT+7)
Với mong muốn đảm bảo an toàn cho người đi đường, người đàn ông 62 tuổi huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) đã cùng với một số người dân ở địa phương tình nguyện bỏ công sức, tiền của để vá đường, sửa nhà miễn phí.
Bình luận 0
Chuyện vá đường, sửa nhà miễn phí của những nông dân - Ảnh 1.

Một mình đi dặm vá đường làng

Người mà chúng tôi muốn nhắc đến là ông Hình Ích Hiền ở xã Ngọc Thuận, huyện Giồng Riềng. Việc làm thiết thực, ý nghĩa của ông Hiền và người dân nơi đây đã góp phần xây dựng quê hương Ngọc Thuận ngày thêm giàu đẹp, bà con gần xa ai cũng nể phục.

Theo ông Hiền, việc làm của ông xuất phát từ việc hàng ngày chứng kiến cảnh người dân tại đây gặp khó khăn trong việc đi lại trên những tuyến đường có ổ gà, hay những cây cầu hư hỏng. Ông mong muốn góp chút công sức nhỏ bé để những tuyến đường quê được lành lặn, đẹp và an toàn hơn.

Chuyện vá đường, sửa nhà miễn phí của những nông dân - Ảnh 1.

Mặc cho trời nắng gắt, ông Hiền (bìa trái) và các thành viên Đội sửa chữa nhà, cầu, đường xã Ngọc Thuận vẫn miệt mài với công việc vá đường tại tuyến kênh Năm Tỷ, xã Ngọc Thuận. Ảnh: AN.

"Thời gian đầu, tôi tự làm mọi việc, tự bỏ tiền túi ra mua cát, đá, dụng cụ để sửa chữa đường. Nhiều người thấy vậy cũng can ngăn và nói việc đường sá là của nhà nước. Nhưng chưa bao giờ tôi nản chí và có ý định bỏ cuộc vì tôi tâm niệm làm việc gì có lợi cho bà con, cho xóm ấp thì tôi cố gắng hết sức. Khi có vốn ít thì tôi làm trước những đoạn nhỏ, phần việc đơn giản; khi tích lũy được nhiều tiền thì cố gấng làm được càng nhiều càng tốt", ông Hiền tâm sự.

Hàng ngày, sau khi hoàn thành công việc ở Hội Chữ thập đỏ xã Ngọc Thuận và việc đồng áng, người đàn ông U70 lái xe rong ruổi khắp các các con đường, tuyến kinh trong xã, hễ thấy chỗ nào đường bị nứt, ổ gà là ông lại về nhà vác bao xi măng và dụng cụ ra để vá lại. Cứ thế, công việc ý nghĩa này đã gắn bó với ông hơn 5 năm qua.

Nhận thấy hiệu quả và ý nghĩa từ việc làm của ông Hiền, nhiều người dân địa phương tìm đến và tham gia một cách tự nhiên. Những ngày đầu hoạt động, dụng cụ, phương tiện không được trang bị nhiều, nên công việc vá cầu, đường tốn nhiều công sức của ông Hiền và các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, với quyết tâm làm việc thiện giúp ích cho xã hội, mọi người vẫn không ngại khó khăn, gian khổ, âm thầm đóng góp, ra sức tu sửa lại những con đường, cây cầu cho phương tiện lưu thông an toàn.

Thành lập tổ vá đường

Vào tháng 6/2022, đội sửa chữa nhà, cầu, đường xã Ngọc Thuận được thành lập do ông Hiền làm đội trưởng. Hiện đội có 15 thành viên với nhiều độ tuổi khác nhau.

Gặp và trò chuyện với các anh, các chú trong đội, chúng tôi mới thấy rõ sự chân chất, mộc mạc của người nông dân. Họ không có nhiều lời hoa mỹ, chỉ có nụ cười thân thiện luôn nở trên gương mặt rám nắng vì chuỗi ngày đội nắng dầm mưa và một tấm lòng cao cả.

Chuyện vá đường, sửa nhà miễn phí của những nông dân - Ảnh 2.

Ông Hiền và các thành viên Đội sửa chữa nhà, cầu, đường xã Ngọc Thuận chuẩn bị dụng cụ vá đường tại tuyến kênh Năm Tỷ, xã Ngọc Thuận. Ảnh: AN.

Anh Trần Thanh Hùng, ngụ ấp Ngọc Vinh, xã Ngọc Thuận, cho biết: "Tôi tham gia vá đường đến nay đã 3 năm. Dù làm việc không có tiền công nhưng khi được tham gia vá một đoạn đường, một cây cầu là tôi thấy trong lòng vui lắm. Mỗi người trong đội có xuất thân khác nhau, người làm ruộng, có người là thợ mộc, thợ sửa máy nhưng đều cùng chung tấm lòng muốn đóng góp chút gì cho quê mình".

Là thành viên tích cực của đội vá đường, ông Nguyễn Hoàng Sơn, ngụ ấp Vinh Bắc, xã Ngọc Thuận, chia sẻ: "Quê mình giờ là xã nông thôn mới nâng cao rồi, nên đường sá cần tươm tất, sạch đẹp hơn. Trong khi đó, ngân sách xã có hạn nên tôi thấy mình có trách nhiệm góp chút công sức để xây dựng quê nhà. Đôi khi công việc rất cực nhưng anh em luôn động viên nhau cùng cố gắng".

Chứng kiến việc làm ý nghĩa và hiệu quả của đội nên nhiều người ủng hộ tiền từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng. Một số người dân tại khu vực nơi công trình đang thi công cũng ủng hộ đội bằng thùng nước đá, trái dừa, bữa cơm hay vài ổ bánh mì ăn lót dạ.

Giữa trưa nắng chang chang, nhưng ông Hiền và các thành viên trong đội vẫn say sưa với công việc của mình. Không ai hối thúc nhưng mỗi người đều biết tự phân chia công việc thật hợp lý, cố gắng hoàn thành sớm nhất có thể những đoạn đường hay phần cầu hư hỏng.

Chuyện vá đường, sửa nhà miễn phí của những nông dân - Ảnh 3.

Ông Trần Minh Hùng (thứ ba, từ trái qua) –Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Ngọc Thuận thay mặt một nhà hảo tâm hỗ trợ máy bắn tole cho Đội sửa chữa nhà, cầu, đường xã Ngọc Thuận để sửa chữa nhà miễn phí cho người dân. Ảnh: AN.

Ngoài các tuyến đường tại xã Ngọc Thuận, đội sửa chữa nhà, cầu, đường xã Ngọc Thuận còn dặm vá và sửa chữa nhiều tuyến đường và cầu trên địa bàn các xã lân cận như Ngọc Chúc, Ngọc Thành... Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, ông Hiền và một số thành viên trong đội đã vận động cất mới 2 căn nhà cho hộ nghèo trị giá gần 80 triệu đồng, sửa chữa 7 cây cầu, gia cố 12 dốc cầu, dặm vá 10 ổ gà trên 1.500m đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Ngọc Thuận, góp phần bảo dưỡng các tuyến đường và giảm bớt gánh nặng chi ngân sách Nhà nước.

Ông Trần Minh Hùng - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Ngọc Thuận, cho biết: "Hầu hết các đoạn đường, cây cầu dân sinh xuống cấp đều được đội sửa chữa, gia cố kịp thời, giúp công trình được sử dụng lâu dài, người dân đi lại dễ dàng. Mong rằng thời gian tới, các nhà tâm sẽ tiếp tục ủng hộ để đội có thêm nguồn lực giúp người dân địa phương sửa chữa nhà, cầu, đường bị xuống cấp. Đây cũng là động lực để các thành viên trong đội duy trì công việc ý nghĩa này". 

Chuyện vá đường, sửa nhà miễn phí của những nông dân - Ảnh 5.

Mời bạn tham gia Giải báo chí toàn quốc viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam"

- Tác phẩm dự thi phải viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam", ưu tiên cho chủ đề về "Nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, gắn với chuyển đổi số", là những tác phẩm phản ánh đúng sự thực khách quan. Ban Tổ chức Giải báo chí không nhận các tác phẩm hư cấu, tác phẩm văn học.

- Thể loại của các phẩm dự thi là ký sự, phóng sự, bút ký, bài phản ánh, bài phản biện viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.

- Bài gửi dự thi trên báo in (đăng trên Báo Nông thôn Ngày nay): Bài viết có dung lượng 1.000-1.500 chữ + 2-3 ảnh, không vi phạm bản quyền hình ảnh.

- Bài dự thi trên báo điện tử (đăng trên Báo điện tử Dân Việt- Danviet.vn): Bài viết có dung lượng tối đa không quá 2.500 từ + 3-4 ảnh + clip, không vi phạm bản quyền hình ảnh.

- Đối với các tác phẩm từ các cơ quan báo chí khác, bài dự thi là một tác phẩm hoặc một chùm bài được đăng tải trên báo, tạp chí in hoặc báo, tạp chí điện tử.

- Mỗi cơ quan báo chí được gửi tối đa 05 tác phẩm về Ban Tổ chức Giải báo chí viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam" để chấm giải (với báo, tạp chí in, phải gửi tác phẩm, kèm số báo đăng tác phẩm, có xác nhận của cơ quan; bài đăng trên báo, tạp chí điện tử phải in tác phẩm ra và gửi kèm đường link, có xác nhận của cơ quan).

- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 12/2023. (Trong đó, thời gian nhận bài bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc ngày 15/11/2023 để Ban Tổ chức tổng hợp, chấm Giải).

Địa chỉ nhận tác phẩm:

Các tác phẩm gửi về để đăng trên Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt gửi về hòm thư điện tử nhận bài dự thi: buihongliendv@gmail.com.

Điện thoại: 0902026692 (Nhà báo Bùi Hồng Liên- Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, thư ký Giải).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem