CLIP: Lãnh đạo Cục Thú y bày cách tái đàn lợn hiệu quả sau dịch tả

Trần Quang - Trọng Hiếu Thứ sáu, ngày 15/11/2019 12:27 PM (GMT+7)
Chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến đảm bảo cung- cầu thịt lợn dịp Tết do Bộ NNPTNT phối hợp với Báo điện tử Dân Việt tổ chức diễn ra tại trụ sở Báo NTNN chiều 14/11, ông Nguyễn Văn Long - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết: Theo Quyết định 4527 của Bộ NN&PTNT, điều kiện để tái đàn là khi địa phương không còn ổ dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới.
Bình luận 0

CLIP: Lãnh đạo Cục Thú y chia sẻ về phương pháp tái đàn hiệu quả sau dịch tả.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi nước ta, song song với việc phòng chống dịch bệnh, theo khuyến cáo thì người chăn nuôi cần thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, đẩy mạnh tái đàn đảm bảo cung – cầu thực phẩm vào dịp Tết.

Theo ông Long, ban đầu chỉ nên tái đàn 10%, sau 1 tháng xét nghiệm âm tính với virus dịch bệnh thì mới mở rộng quy mô chăn nuôi. Việc tái đàn phải đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học.

"Cũng phải nói thêm, hiện nay, người chăn nuôi đã có ý thức rất nghiêm túc về chăn nuôi an toàn sinh học, nếu như cách đây 1 năm, chỉ doanh nghiệp lớn làm tốt việc này thì nay, nhiều trang trại, nông hộ đã áp dụng tốt, thu được kết quả khả quan. 

Hiện đã có 60% số xã trên địa bàn cả nước không phát sinh ổ dịch mới sau 30 ngày, đủ điều kiện tái đán, chắc chắn nhiều hộ muốn tái đàn, đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân tái đàn đúng quy định, có kiểm soát, đảm bảo an toàn sinh học", ông Long khẳng định.

img

Ông Nguyễn Văn Long chia sẻ tại buổi tọa đàm ngày 14/11.

Nói thêm về kinh nghiệm của Bắc Giang trong việc khống chế dịch bệnh và tái đàn, ông Lê Văn Dương - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Bắc Giang cho hay: Bắc Giang hiện có 208/230 xã đã qua 30 ngày là không phát sinh dịch, ngay từ đầu tháng 8 khi có hiện tượng không phát sinh dịch thì ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đã tham mưu cho UBND tỉnh ra ngay các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc tái đàn. 

Trong các văn bản hướng dẫn này chúng tôi cũng đã thống kê và công khai các trang trại, doanh nghiệp đủ điều kiện tái đàn các sản phẩm vi sinh phù hợp với việc tái đàn theo mô hình an toàn sinh hoạt và tất nhiên không thể thiếu việc hướng dẫn chi tiết các loại hình chăn nuôi an toàn.

"Trong quá trình tái đàn, chúng tôi cũng kiểm soát rất gắt gao việc thực hiện nghiêm các quy trình an toàn sinh học. Không vì tái đàn vội vàng mà bỏ qua các quy trình an toàn để đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh. Kết quả, hiện Bắc Giang đang có 800.000 con lợn được chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học, trong đó đàn lợn nái là gần 100.000 con, 376 trang trại chăn nuôi an toàn.

img

Ông Nguyễn Văn Thục ở xóm 4, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, (Nam Định) tái đàn lợn theo hướng an toàn sinh học thành công sau khi bị dịch tả. Ảnh: Trần Quang

Chúng tôi khuyến khích các HTX chăn nuôi quy mô nhỏ tham gia chuỗi HTX, đưa các chủ trang trại chăn nuôi nhỏ vào chuỗi, bổ sung các sản phẩm vi sinh hiệu quả để góp phần thay đổi chất lượng nguồn thịt cũng như đảm bảo việc kiểm soát dịch được tốt hơn", ông Dương nói.

Cũng theo ông Dương, trong tháng 10 tỉnh Bắc Giang cũng đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho 10 huyện, thị trong tỉnh, đảm bảo toàn bộ cán bộ thú y cơ sở đều nắm được quy trình tái đàn an toàn và kiểm soát tốt việc ngăn chặn dịch bệnh quay lại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem